Từng một thời là những trung tâm kinh tế, du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng, nhưng với sự tàn phá của thiên nhiên, con người cùng với quy luật thịnh vượng – suy tàn, những thành phố dưới đây đã dần dần bị lãng quên và trở thành các đô thị chết hoang tàn và ám ảnh.
Thành phố Sanzhi Pod
Sanzhi Pod nằm ở ngoại ô thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Khu đô thị được xây dựng mô phỏng theo mô hình những chiếc đĩa bay này được bắt đầu thi công vào năm 1978 với dự định ban đầu là trở thành khu nghỉ dưỡng cho quân nhân Mỹ. Nhưng sau một vài vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng trong quá trình xây dựng, đi cùng với đó là việc mất nguồn vốn đầu tư, dự án này đã hoàn toàn bị hủy bỏ.
Có rất nhiều lời đồn thổi về những điều không may xảy đến với thành phố này, đặc biệt người ta cho rằng tất cả những rủi ro bắt nguồn từ khi những người thi công đã không may phá vỡ bức tượng rồng gần cổng vào thành phố.
Thị trấn Bodie, California
Khu vực Bodie bang California là một thị trấn ma đích thực. Ban đầu nơi đây được xây dựng với mục đích trở thành công viên lịch sử của bang từ năm 1962, từng có thời đón 200.000 lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Tuy nhiên, cùng với sự suy kiệt của những mỏ khai thác vàng, nơi đây dần trở nên hoang vắng và không có người ở, tạo nên một khung cảnh u ám, tiêu điều, xơ xác.
Cửu Long thành – Hongkong
Không giống những thành phố ma không một bóng người, Cửu Long thành là nơi sinh sống của 33.000 người dân. Khu vực này trước đây là pháo đài cũ của triều đại nhà Thanh và không thuộc diện quản lý của chính quyền thuộc địa Anh ở Hồng Kông. Kết quả là người dân khu vực tự ý dựng nhà mà không cần quan tâm đến những quy định an toàn.
Cửu Long thành là nơi có lối kiến trúc “không giống ai” với nhiều ngôi nhà nhỏ xây chồng lên nhau cho đến khi thành tòa nhà cao tầng. Các tầng thông với nhau bằng hệ thống cầu thang ngoằn ngoèo bên cạnh những đường dây điện chằng chịt.
Do mật độ dân số quá cao cũng như điều kiện vệ sinh hết sức yếu kém, các cơ quan chức năng đã quyết định di dời toàn bộ dân số nơi đây và xây một công viên xanh tươi trên mảnh đất đó để thay thế.
Thành phố Pripyat, Ukraine
Khung cảnh hoang tàn, tiêu điều của thành phố Pripyat là minh chứng tiểu biểu cho sức mạnh hủy diệt của năng lượng hạt nhân. Nơi đây từng là một thành phố phát triển vượt bậc trước khi thảm họa Chernobyl xảy ra.
Sự cố bi thảm của nhà máy điện đã thúc đẩy một cuộc di tản bất ngờ và nhanh chóng ra khỏi thành phố và các khu vực xung quanh .
Tất cả mọi thứ đều được coi là bị ô nhiễm phóng xạ và do đó đã bị bỏ lại phía sau.
Đảo Hashima, Nhật Bản
Đảo Hashima , (đảo Chiến Hạm) hiện là một trong 505 hòn đảo không có người ở Nhật Bản. Từ năm 1887 tới năm 1974, hòn đảo này hoạt động như một cơ sở khai thác than. Nhưng như Nhật Bản thực hiện chuyển đổi từ than sang các nguồn nhiên liệu sạch hơn và hiệu quả hơn, chủ sở hữu của hòn đảo, tập đoàn Mitsubishi đã cho ngừng hoạt động khai thác mỏ ở Hashima .
Sau đó, với ảnh hưởng bởi nhu cầu của cuộc sống người dân đã dần dần rời đảo, để lại nơi đây những công trình kiến trúc hoang vu, không một bóng người.
Thành phố Varosha, đảo Cyprus (đảo Síp)
Varosha, đảo Cyprus từng một thời là điểm đến du lịch nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng sang trọng. Đây là điểm du lịch thường xuyên của các ngôi sao hạng A như: Brigitte Bardot và Elizabeth Taylor.
\Varosha bị bỏ hoang hoàn toàn kể khi người Thổ Nhĩ Kỹ đánh chiếm một phần của hòn đảo vào năm 1974, những cư dân ở đây đã bỏ đi, và không bao giờ trở lại. Những ngôi nhà, resort, khách sạn, nhà hàng và cả bãi biển bị bỏ không, dần dần trở nên hoang vu lạnh lẽo.
Thành phố Pyramiden, Na uy
Thành phố Pyramiden, Na Uy từng là khu vực sinh sống và khai thác than của cộng đồng người Nga. Nơi đây đã được bán lại cho liên bang Xô viết vào năm 1927, thành phố này bị đóng cửa vì không có người sinh sống vào năm 1998 và chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền hoặc xe trượt tuyết.
Khách du lịch không được phép đi vào sâu bên trong các tòa nhà.