Nhìn cách chế biến một lần, hãi hùng cả đời không dám đụng đũa ăn

Pha Lê |

Khi chứng kiến cảnh chế biến những món đồ ăn này, nhiều người không khỏi rùng mình, ớn lạnh, và tự nhủ sẽ không bao giờ dám động đũa.

Ruốc xúc bằng xẻng hót rác, chó tung tăng dẫm lên

Gần trưa ngày 1/10, Đoàn Kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh (TP HCM) bất ngờ kiểm tra tại địa chỉ F7/1C ấp 6 (hẻm đường Vĩnh Lộc), xã Vĩnh Lộc B phát hiện tại đây đang tổ chức sản xuất chà bông quy mô lớn nhưng không có giấy phép và điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ghi nhận tại hiện trường, la liệt thành phẩm và bán thành phẩm được để trong khay dưới nền nhà mặc cho chó tự nhiên qua lại. Cơ sở còn sử dụng dụng cụ hốt rác để xúc bột trộn vào chà bông.

Đáng chú ý khi đoàn kiểm tra đang làm việc phía trước thì chủ lò âm thầm chỉ đạo nhân viên và người nhà tẩu táng tang vật, tuồn cả chục bịch chà bông bằng cửa sau rồi đem giấu dưới lùm cây bên hông nhà.

Rùng mình với hình ảnh chế biến nem chua giữa sàn nhà

Cách đây không lâu, trên trang Facebook cá nhân của một người có nickname L.X.có đăng tải bài viết "Đặc sản Nem chua Thanh Hóa, còn ai dám ăn?" ghi lại hình ảnh và thông tin thu thập được sau khi nghỉ mát ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa).

Theo đó, sau khi nghỉ mát ở bãi biển này về, qua Bỉm Sơn, du khách H. vào một cửa hàng nem chua khá to với dự định mua một ít nem chua làm quà. "Cửa hàng nem chua H.C tự làm nem (bên trong nhà khá đông người nhộn nhịp cuốn nem).

Sau khi đi qua chỗ làm nem, được chỉ dẫn đi xuống dưới nhà đi vệ sinh. Dưới chân là một đống da lợn được ngâm, cắt dưới nền nhà bẩn thỉu cạnh chỗ vệ sinh lộ thiên của anh em...", du khách này mô tả.

Theo nội dung chia sẻ thì tác giả vô tình bắt gặp cảnh tượng kinh hãi này sau khi anh và cơ quan đang đi nghỉ mát và dừng chân tại cửa hàng nem chua H.C (Thanh Hóa).

Đi ủng dính cát để sản xuất thạch đen

Tại hai cơ sở chế biến thạch đen Thanh Hà và Hưng Hiền bên trong ngõ chùa Hưng Ký thuộc phường Minh Khai, quận Hai bà Trưng, phóng viên đã được chứng kiến quy trình chế biến thạch siêu bẩn tại đây.

Thạch của 2 cơ sở này được nấu trong những chiếc téc khoảng chục khối, bề ngoài đã có phần hoen gỉ. Thành phẩm được đổ đầy những chiếc xô chừng 15 lít nước. Xô thạch xếp la liệt dưới đất, khi hết chỗ để, những xô này lại được xếp theo hình so le, xô nọ nối tiếp xô kia, thoạt nhìn khó có thể tin đó là thứ đồ để ăn.

Phát hiện cơ sở sản xuất mỡ bẩn kinh hoàng ở Hà Nội Phát hiện cơ sở sản xuất mỡ bẩn kinh hoàng ở Hà Nội

Tổ công tác phát hiện cơ sở này đang chiết suất mỡ nước từ mỡ lợn bẩn bằng hình thức đun, rán.

Người dân quanh những cơ sở này cho biết: Trước đây, khi chưa có nước máy, họ dùng nước ao để làm thạch đen với quy trình rất bẩn. Lá thạch phơi ở vệ đường hoặc được thu mua sẽ nấu luôn không cần rửa sạch, không ngoại trừ trường hợp đã bị chó, mèo phóng uế. Hãi hùng hơn là trong quá trình sản xuất, người ta còn đi ủng dính đất, cát,… bám bẩn rồi lại vô tư xéo lên lá thạch. Sau khi ninh nhừ sẽ được hòa với thứ bột gì đó để đông thành thứ thạch đen nhánh.

Mỗi ngày 2 cơ sở này sản xuất hàng trăm kg thạch đen phân phối cho khắp các địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, thậm chí cả trong miền Nam bằng tàu lửa. Thạch đen được bán lẻ với giá 15.000 đồng/kg.

Hãi hùng với công nghệ chế biến thực phẩm... siêu bẩn 4

Hình minh họa

Bì bóng đầy sạn, dính đá bốc mùi hôi thối thành món ngon

Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lợn lớn nhất khu vực miền Bắc. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cơ sở sản xuất ở đây không được cách ly, chỉ là sân giếng hoặc sàn nhà của gia đình.

Tại các cơ sở này, những đống bì lợn bèo nhèo được thu gom từ nhiều nơi đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn thỉu, ẩm ướt, nước chảy lênh láng và vô số thứ rác rưởi nằm trên đó. Bên cạnh đống bì lợn là những dao thớt, xô chậu đen ngòm, ruồi nhặng bâu đầy trên miệng xô.

Hãi hùng với công nghệ chế biến thực phẩm... siêu bẩn 13

Khu vực chế biến bóng bì của một hộ gia đình tại thôn Bình Lương.

Bì lợn được cạo thẳng trên sàn thay thớt. Chứng kiến cảnh dùng vòi nước xịt thẳng vào bì lợn để rửa hay dùng chân "dẫm, đạp" bì lợn vẫn bốc mùi, kèm theo sạn đá dính đầy khiến ai chứng kiến cũng phải rùng mình.

Những đống bì lợn sau khi được vát sạch mỡ sẽ được đổ ngay vào một thùng nhựa màu xanh, bên trong chứa một loại nước, bốc mùi hắc khó chịu. Bì lợn sẽ được ngâm trong thùng chừng 3 giờ đồng hồ. Sau khi được ngâm trong những thùng nước "lạ", chúng được vớt ra với màu trắng toát, sạch bong. Những vết thâm tím trên thân bì đã hoàn toàn biến mất. Đặc biệt, mùi hôi thối cũng không còn nữa.

>>> Xem thêm clip: Sản xuất bì bóng bẩn

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại