Bài 1: Thảm cảnh đìu hiu của Tràng Tiền Plaza
Bài 2: Những “dự báo lạ lùng” về Tràng Tiền Plaza của nhà phong thủy
Bài 3: Chuyên gia lý giải cảnh 'chùa Bà Đanh' của Tràng Tiền Plaza
Bài 4: Sếp siêu thị khuyên Tràng Tiền Plaza: "Bán hàng chợ là chết ngay"
Bài 5: Sếp "Đất Lành" khuyên Tràng Tiền Plaza nên đóng cửa một thời gian
Bài 6: "Lính canh đồ đen" ở Tràng Tiền Plaza khiến khách hàng ức chế
Bài 7:Chùm ảnh lộ rõ "thảm cảnh" ở Tràng Tiền Plaza dù giảm giá sốc 50%
Muốn sống lại, Tràng Tiền Plaza cần cho thêm ngân hàng thuê
Quyết định “nâng sao” cho Tràng Tiền Plaza, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã từng tâm sự: “Gần 30 năm qua, tôi ấp ủ ước mơ đem lại điều gì đó thật mới mẻ và hấp dẫn cho Thủ đô, làm sống dậy những giá trị tự thân của mảnh đất ngàn năm văn hiến”.
Bỏ ra một số tiền đầu tư khổng lồ, người được mệnh danh là ông chủ của đế chế hàng hiệu này đã khát vọng "tái sinh" trung tâm bách hóa tổng hợp Tràng Tiền Plaza sau 4 năm đóng cửa. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế suy thoái, thời gian gần đây, trung tâm thương mại (TTTM) này khá vắng vẻ. Thậm chí, có chuyên gia bất động sản còn khuyên rằng: Tràng Tiền Plaza nên tìm chỗ núp trong thời điểm này, hoặc tìm 1 con đường khả thi hơn để có thể kinh doanh được, đừng phóng lao rồi theo lao để rồi dẫn tới bước đường cùng.
Dưới con mắt của một nhà phong thủy, chuyên gia Kiều Quang Dũng đã từng nhận xét: Tuy Tràng Tiền Plaza có 3 mặt tiền, với nhiều lối vào khác nhau thể hiện cho cơ hội về nguồn khách hàng là nhiều, nhưng tốc độ vận động giao thông ở các con đường nhanh, và mật độ lớn, trong khi tòa nhà lại thiếu khoảng trống tương ứng để hấp thụ nên “khí” bên ngoài tuy vượng nhưng bên trong không những không vượng mà còn bị cuốn trôi.
Trải qua một năm đầy sóng gió, bước sang năm mới Giáp Ngọ, trung tâm mua sắm đệ nhất Hà thành này nên làm gì để thay đổi cảnh vắng khách như “chùa Bà Đanh”?
Trao đổi với chúng tôi, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á, Hội khoa học Đông Nam Á Việt Nam (Searav), TS. Lê Xuân Phương “mách nước”: Nếu ngân hàng xuất hiện ở đây thì coi như Tràng Tiền Plaza sẽ được “sống lại”.
Theo chuyên gia phong thủy Lê Xuân Phương: Tràng Tiền tức là “trừ liễu ngân tự vô dược y (ngoài tiền không thể nào chữa được), do vậy, để chữa sự vắng vẻ vốn có, cần thêm sự góp mặt của ngân hàng.
Chuyên gia phong thủy Lê Xuân Phương giải thích: Tràng Tiền tọa lạc trên vị trí “đất vàng” của Hà Nội, tên của nó là Tràng Tiền tức là "trừ liễu ngân tự vô dược y" (ngoài tiền không thể nào chữa được). Do vậy, Tràng Tiền nếu kinh doanh bất cứ loại hình nào liên quan tới hoạt động tài chính thì sẽ tốt hơn, thành công hơn.
Trong khi đó, bố chồng Tăng Thanh Hà lại sẵn sàng chi số tiền lớn 400 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo Tràng Tiền Plaza hoàn toàn khác biệt so với lịch sử của địa danh nổi tiếng này trên đất Hà thành bằng cách tập trung vào các sản phẩm hàng hiệu, đắt tiền, đưa vào hoạt động loại hình thương mại cao cấp.
Với cách làm này, theo ông Phương, Tràng Tiền đã loại bớt những “người chơi” cũng như những người mua. Hơn nữa, do loại hình kinh doanh không phải là hoạt động tài chính nên đã đánh mất đi vai trò chính của Tràng Tiền Plaza. Do vậy, lượng người tới ngắm nhiều hơn lượng người mua, giao dịch kinh doanh, mua bán trở nên ế ẩm.
“Muốn chữa được cảnh vắng vẻ của Tràng Tiền Plaza cần có sự xuất hiện của một tụ điểm ngân hàng tại đây bởi nó giống như một lò đúc tiền, sẽ đúng với cái tên của Tràng Tiền hơn” – ông Phương nhấn mạnh.
Tràng Tiền cần chỉnh trang lại màu sắc?
Vì tọa lạc trên lô đất vàng của Hà Nội, nên theo ông Phương, Tràng Tiền phải kinh doanh những mặt hàng cao quý bởi đất vàng hội tụ nhiều tinh hoa, những giá trị rất lớn. “Nếu đất vàng mà kinh doanh hàng chợ, thuận tiện mua bán như mớ rau thì lại không thành công. Phải có mục tiêu trong kinh doanh, mục tiêu trong giao dịch thì mới dùng tới đất vàng, còn bình thường thì người ta gọi chung là chợ Tạm”.
Xét theo đó, Tràng Tiền Plaza, theo chuyên gia phong thủy này, đã có một sự lựa chọn chuẩn mực, cao quý nhưng thiếu hoạt động của ngân hàng nên Tràng Tiền lại trở nên “yếu”.
Bởi tọa lạc trên “đất vàng” nên hơn 100 năm thăng trầm, sau nhiều lần thay tên đổi chủ, Tràng Tiền vẫn được xem là biểu tượng thương mại, là trái tim của Thủ đô, là biểu tượng của sự hấp dẫn, hội tụ. Chính vì vậy, những người có tiền tới đây mua hàng như một hành động tín tâm, không chỉ mua một đồ vật vô tri vô giác mà còn mua linh hồn của đồ vật.
“Khi mua hàng xong, nếu người dùng không được may mắn thì người ta sẽ không quay lại. Hoặc mua quà tặng, quà biếu mà không được việc thì cũng khó có lần thứ hai tới Tràng Tiền Plaza” – ông Phương bật mí.
Ngoài ra, màu sắc cũng được xem là một trong những yếu tố phong thủy quan trọng để tạo nên sự nổi bật và thành công cho thương hiệu của một doanh nghiệp.
Việc lựa chọn màu sắc được coi là “hợp phong thủy” nếu nó thực sự giúp khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng về tính chất và hình ảnh sản phẩm dễ dàng hơn. Điểm mấu chốt khi chọn màu sắc phong thủy trong kinh doanh không phải là chọn màu hợp với chủ doanh nghiệp mà phải là màu hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên, điều này đa số doanh nhân thường nhầm lẫn.
Ông Phương cho biết, có 4 màu rõ rệt, nổi bật về thương hiệu bao gồm: Màu xanh là truyền kỳ của tình yêu sinh sôi này nở, màu đỏ là truyền kỳ của sự trưởng thành tuy hơi khốc liệt nhưng thành công, màu vàng là truyền kỳ của sự lắng đọng và ảm đạm (hay còn gọi là hàng hết date), màu đen là phản bội, tàng trữ chuyển sang một mô hình khác.
Trước kia, Tràng Tiền được coi là một tạp hóa rẻ tiền nhưng khi có bàn tay của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Tràng Tiền được khoác một tấm áo “vàng” quý phái nhờ cách trang trí, bày biện. 150 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng được bỏ ra để sửa sang nội thất cho 112 gian hàng siêu sang.
Tuy nhiên, màu vàng nếu đúng như chuyên gia phong thủy nói ở trên thì đó lại là màu của sự lắng đọng và ảm đạm.
“Theo tôi, trong bốn màu nêu trên, hàng hóa nào phù hợp và hàng hóa nào không phù hợp thì phải tổ chức lại không gian, tổ chức lại màu sắc” – ông Phương khuyên nhủ.