Học Warren Buffett, đại gia Việt dựng 'đế chế' ngàn tỷ

Huấn Tú |

Việc săn mua những DN tốt hay những DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.

Chỉ trong thời gian ngắn, đã có nhiều tập đoàn tăng mạnh về quy mô và số lượng. Con đường ngắn nhất đề họ thành công chính là mua bán và thâu tóm DN.

Cũng là câu chuyện đầu tư tài chính, nhưng thay vì lướt sóng cổ phiếu ngắn hạn thì các đại gia đang thực hiện những thương vụ M&A một cách chủ động và chiến lược, để nhanh chóng tạo dựng đế chế riêng của mình.

Việc săn mua những DN tốt hay DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.

Bom tấn và bắn tỉa

Liên tục các thông tin mua bán DN, đầu tư chiến lược từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ được công bố trong 1-2 năm qua.

Các đại gia luôn theo sát và mua bằng được những DN mình mong muốn. Cách phổ biến được áp dụng là 'bom tấn' đối với những DN tốt, hoặc tìm cách 'bắn tỉa' những DN nhỏ có tiềm năng.

Một năm sau khi về với Masan của đại gia Nguyễn Đăng Quang, Nước khoáng Vĩnh Hảo đã gây bất ngờ với lợi nhuận cao gấp 10 lần so với các năm trước đó.

Hơn 200 tỷ đồng tiền lãi là nhờ khoản đầu tư một vốn bốn lời của Vĩnh Hảo vào một mỏ nước mới.

Đó chỉ là một trong số vô vàn các thương hiệu lớn mạnh có tuổi đời hàng chục năm như Vinacafé Biên Hòa (VCF), Bia Phú Yên, Proconco... đã về tay ông Nguyễn Đăng Quang thông qua mua bán - thâu tóm để tạo nên 'đế chế' Masan.

Trong đó điển hình nhất là Masan Food là một DN của Masan, và được hình thành từ "dàn sao" nhờ chiến thuật "bắn tỉa" M&A và giấc mơ "nhà vô địch" hàng tiêu dùng của ông Quang.

Trong lĩnh vực du lịch, rất nhiều khách hàng đã bất ngờ khi biết biết đoàn tàu Victoria Express theo phong cách quý tộc châu Âu lên Sa Pa và khu du lịch mang tên một tập đoàn quốc tế nổi tiếng Victoria, lại hoàn toàn thuộc sở hữu DN của doanh nhân người Việt - Trần Trọng Kiên. 

Việc săn mua những DN tốt hay những DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.
Việc săn mua những DN tốt hay những DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.

Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp gần đây, ông Kiên cho biết, lựa chọn nguồn vốn tốt nhất cho các kế hoạch chính là từ tiền của chính minh.

Từ tích lũy rồi đầu tư, có tiền lại đầu tư tiếp. Thương vụ mua chuỗi khách sạn Victoria là khoản vay ngân hàng đầu tiên của doanh nhân này, và khi mà ông đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực du lịch.

Cũng trong lĩnh vực này, tại buổi ra mắt khách sạn Hilton thứ hai tại Hà Nội - Hilton Garden Inn, đại diện của tập đoàn quản lý Hilton Worldwide khá lấp lửng về cái tên chủ đầu tư thực sự của khách sạn.

Dù vậy, sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Nga - chủ Ngân hàng SeABank cùng vị thế là người mua Hilton Opera những năm trước đó, đã thay cho thấy câu trả lời.

Chủ tịch một ngân hàng đã từng tiết lộ, trong giới đầu tư khách sạn, nghỉ dưỡng, những vị trí đẹp nhất, những thương hiệu tốt nhất đang được các doanh nhân Việt săn mua với giá không hề rẻ xem như của để dành, đẻ ra trứng vàng lâu dài chi mình.

Nói về xu hướng đầu tư hiện nay, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) từng cho rằng, chứng khoán và DN tốt hay không tốt phụ thuộc vào tiềm năng, giá cả và mục đích của NĐT.

Quan điểm đầu tư của không ít các doanh nhân Việt hiện nay có lẽ ảnh hưởng rất lớn từ nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, theo xu hướng giá trị, đầu tư vào cốt lõi và quan trọng hơn là sự am hiểu rất rõ lĩnh vực đầu tư.

DN làm ăn yếu kém thua lỗ chưa hẳn đã xấu, mà ở tiềm năng và khả năng thay đổi quản trị với mục đích đầu tư phải rõ ràng.

Đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng.
Đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng.

Trong thập kỷ vừa qua, Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã liên tục mở rộng thị phần ra các thị trường rộng lớn hơn và đạt được mức lợi nhuận ấn tượng, khó khăn nhất như 2014 vẫn có lợi suất vượt trội so với S&P 500.

Ít ai biết rằng, Warren Buffett mua Berkshire Hathaway lúc DN này đang trên bờ vực phá sản, một xưởng dệt sắp đóng cửa. Giờ đây, Berkshire Hathaway vẫn là cánh tay phải của tỷ phú người Mỹ này.

Cơ hội xây đế chế cho doanh nhân Việt

Câu chuyện đầu tư tài chính của các doanh nhân Việt giờ đã khác trước nhiều. Thay vì đầu tư lướt sóng để ăn xổi, các đại gia ngày nay đầu tư rất thận trọng và hướng tới mục đích dài hạn.

Vài năm gần đây, giới đầu tư ít khi thấy SSI của ông Nguyễn Duy Hưng báo cáo rùm beng về tình hình tự doanh cổ phiếu trên TTCK.

Thay vào đó, thỉnh thoảng thị trường lại nhận được thông tin công ty này tiếp tục đổ tiền, hoặc thông qua một DN khác nâng tỷ lệ sở hữu tại một DN ở một vài nhóm ngành nhất định.

Nhiều người bất ngờ khi SSI công bố tỷ lệ sở hữu ngang ngửa với Lotte của Hàn Quốc tại Bibica.

Trong khi đó, tỷ lệ nắm giữ rất cao của SSI và chiến lược mua gom từ thị trường cũng như từ cổ đông Nhà nước tại một vài doanh nghiệp nông nghiệp, giống cây trồng, hạt điều...

Và hiện tượng các DN này liên tục hoạt động khởi sắc cho thấy xu hướng chiến lược mới rất rõ nét của đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng.

Cuối 2014, nhiều người giật mình về sự bành trướng của Công ty Xuyên Thái Bình (PAN) vào lĩnh vực thực phẩm, với quyết định thông qua của HĐQT về việc thành lập CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food) với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

Từ một DN thuộc lĩnh vực dịch vụ vệ sinh công nghiệp, PAN đã đã thay đổi và tấn công sang lĩnh vực đầu tư tài chính, nhất là vào các DN trong lĩnh vực nông nghiệp.

PAN hiện nắm 51% Thủy sản Bến Tre, hơn 57% Giống cây trồng Trung ương, trên 25% LAF.

Đại gia Nguyễn Đăng Quang.
Đại gia Nguyễn Đăng Quang.

Trên thị trường, người ta cũng nhận thấy Công ty Cơ điện lạnh (REE) của doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh hoạt động như một định chế chuyên đầu tư tài chính.

Hàng loạt các thương vụ đầu tư vào các DN điện, nước... và không thấy bán ra đang vẽ lên một chiến lược xây dựng 'đế chế' của nữ tướng này.

Những vụ đầu tư vào mía đường, du lịch của gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành hay Alphanam của ông Nguyễn Tuấn Hải thậm chí chấp nhận thua lỗ liên tiếp và hủy niêm yết, để kiên định với chiến lược M&A các DN yếu kém, sống dở chết dở nhưng đầy tiềm năng trên thị trường.

Còn với Masan của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang, trong vài năm gần đây, tập đoàn này không ngừng khuynh đảo thị trường bằng hàng loạt các vụ thâu tóm DN đầu ngành, các DN có thương hiệu tên tuổi để xây dựng thành một đế chế trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

Quan điểm của Masan đã được lãnh đạo DN này chia sẻ, M&A như là động cơ giúp cho sự tăng tốc, thay vì làm 10 năm thì có thể làm trong 3 năm để hướng tới ngôi vị nhà vô địch trong cuộc chơi.

Các đại gia Việt có rất nhiều cách tích lũy, huy động tiền khác nhau để nắm cổ phần lớn hoặc chi phối tại các DN ngành nghề cốt lõi.

Nhiều DN gặp khó khăn được bơm dòng vốn mới, áp dụng công nghệ, quản trị mới để vực dậy từ một cơ thể yếu kém, thậm chí một xác chết.

Đây là một hướng đi mới đang nhen nhóm trong giới những người giàu Việt, và nó làm dậy lên kỳ vọng vào một cuộc cách mạng trong quá trình tái cấu trúc trong cộng đồng các DN Việt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại