"Đòn đánh bất ngờ" của Phạm Đình Nguyên: Dương Mỹ, kích Việt Nam

David Nguyễn |

(Soha.vn) - Bằng 1 chiến thuật định vị rất nghệ thuật của mình, Phindeli đã dẫn người tiêu dùng đi theo mê cung mà ông đã vẽ ra.

Sau khi mua lại thì trấn Buford và đổi tên thị trấn thành thị trấn Phindeli, ông Phạm Đình Nguyên đã khéo léo kể câu chuyện mang tên Việt Nam mà Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đang kể 1 cách dang dở.

Bằng 1 chiến thuật định vị rất nghệ thuật của mình, Phindeli đã dẫn người tiêu dùng đi theo mê cung mà ông đã vẽ ra. Tuyên ngôn coffee Việt trên đất Mỹ nhưng cuộc chiến đích thực lại là ở Việt Nam.

Với việc đúc kết kinh nghiệm từ Trung Nguyên, Phindeli đã đưa ra chiến lược định vị lòng tự tôn dân tộc trong tâm trí người Việt. Khi slogan "Phindeli: Không gì là không thể" được đưa ra, nó đã đảo lộn vị thế của ngành coffee Việt Nam. Phạm Đình Nguyên đã thực hiện 1 loạt chiến dịch đi trước các thương hiệu sừng sỏ trong ngành.

Đi trước Trung Nguyên trong việc chinh phục đất Mỹ, đi trước Unilever trong chiến dịch tìm người Việt thứ 2 bay vào vũ trụ là những lời khẳng định của Phindeli về sứ mệnh của mình trong tương lai.

Về chiến lược đầu tư vào Mỹ, Phindeli đã mạnh tay đầu tư 500 ngàn USD vào quốc gia này. Số tiền đầu tư này còn lớn hơn cả vốn điều lệ của công ty đã đăng ký ban đầu.

Phindeli đã bắt tay vào làm việc và chọn 2 kênh phân phối chính với các nhà bán lẻ gốc Việt như Thuận Phát, ABC và bán lẻ trên mạng Amazon.com. Đối tượng chính Phindeli nhắm vào là những người Việt sinh sống ở nước ngoài.

 

Các bước đi rất thận trọng tại 1 thị trường khắt khe đang là chiến lược hoàn hảo cho Phindeli. Nhưng chiến trường thực sự của Phideli lại là ở Việt Nam, một quốc gia có văn hóa coffee từ lâu. Dựa vào dư địa và các vấn đề nóng xảy ra trong thời gian vừa qua, thêm vào đó là lời cam kết coffee sạch và việc lấy được giấy phép của FDA chính là lời cam kết có sức mạnh nhất mà Phindeli gửi tới tay người tiêu dùng.

Hiện tại, trên bề nổi, ai cũng chỉ nhìn thấy những tuyên ngôn và mọi động thái mà Phindeli đang thực hiện nhằm hướng về nước Mỹ xa xôi. Tuy nhiên, mọi người đã nhận ra rằng, những động thái tại Mỹ của Phindeli là nhằm để tăng sức "chiến đấu" ở Việt Nam (tựa như kế dương Đông kích Tây. Ở đây là...dương Mỹ, kích Việt Nam). Có thể coi đó là một "đòn đánh bất ngờ" đối với các thế lực cà phê nội địa khác. Tân binh này đang có dấu hiệu lấn lướt các thương hiệu coffee rang xay khác trên mọi mặt trận. Rảo quanh các con đường lớn ở TP.HCM hay Hà Nội, không khó để tìm thấy những chiếc dù lớn mang dòng chữ "Phindeli: Không gì là không thể". Bên cạnh đó, người ta chưa tìm thấy sự bất hợp lý nào trong quản trị thương hiệu mà Phindeli đang làm.

Không mạnh tay đầu tư về tiếp thị như những thương hiệu "đàn anh" có vốn lớn, nhưng Phindeli lại sở hữu quá nhiều lợi thế khi Phạm Đình Nguyên đang cùng một số đồng nghiệp sở hữu Công ty CP phân phối dịch vụ tổng hợp IDS ở miền Bắc. Đây được coi là thị trường chưa được khai thác bởi văn hóa trà vốn tồn tại ở khu vực này từ trước tới nay. Tuy nhiên, sự dịch chuyển văn hóa từ trà sang coffee đang dần bộc lộ rõ ràng tại đây.

 

Chiến lược bán hàng của Phindeli đang là chiến lược an toàn khi áp dụng cách mua đứt bán đoạn để bảo toàn vốn. Tuy nhiên, Phindeli lại khéo léo áp dụng chính sách ưu đãi về tỉ lệ chiết khấu cho cửa hàng nên sản phẩm của Phindeli vẫn được các đại lý chấp nhận lấy hàng.

Và sau 3 tháng, Phindeli đã có độ phủ sóng 20 - 30% tại các điểm bán lẻ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Hơn nữa, hệ thống siêu thị cũng đã báo về cho Phindeli những tín hiệu khả quan.

Phindeli đang có những nước đi từ chắc chắn, hoàn hảo cho đến đầy bất ngờ trong chiến lược kinh doanh khiến những đối thủ trong ngành phải e dè. Đó là còn chưa kể tới những câu chuyện hậu trường đầy bí ẩn sau cổ đông quỹ kín tiếng đang đầu tư vào Phindeli.

(Còn nữa)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại