Đánh thuế tiết kiệm phòng thân: “Chỉ nên áp dụng đối những người đầu cơ”

Tuấn Linh |

(Soha.vn) - “Đánh thuế các khoản tiết kiệm phòng thân của người dân, cụ thể là các sản phẩm chế tác từ vàng, bạc nên thực hiện theo lộ trình từng bước một bởi muốn thay đổi thói quen của người dân là rất khó”.

Vừa qua, Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn cục thuế tỉnh, thành phố xác định thuế GTGT đối với các hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc. Theo đó, các cơ sở kinh doanh vừa kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.

Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Thẩm Dương cho rằng mục đích đánh thuế các khoản tiết kiệm phòng thân của người dân thực chất là nhắm vào việc hạn chế dự trữ vàng trong người dân.

TS Lê Thẩm Dương - (Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh):
TS Lê Thẩm Dương - (Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh): "Đánh thuế tiết kiệm phòng thân chỉ nên áp dụng đối những người đầu cơ".

TS Lê Thẩm Dương cho rằng: “Việc đánh thuế nói trên có thể được xem là biện pháp nhằm hạn chế thói quen dự trữ vàng của người dân, đưa số lượng vàng trong dân ra bên ngoài thị trường. Nhà nước đang cố gắng tìm mọi cách hạn chế tình trạng “vàng hóa” bằng các biện pháp kinh tế cụ thể.

Ở đây, tôi chưa nói đến vấn đề đánh thuế nói trên có thực hiện đúng luật hay không, nhưng xét ở phương diện kinh tế nó luôn có hai mặt của nó.

Thứ nhất là nhà nước muốn thông qua biện pháp đánh thuế để hạn chế tình trạng vàng tồn trữ trong người dân, tiến tới bình ổn thị trường vàng. Việc làm này là cần thiết, nhưng nên tiến hành từng bước bởi còn phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của Việt Nam.

Thứ hai cần phải thấy rằng thói quen giữ vàng để phòng thân của người dân đã có từ lâu rồi, rất khó thay đổi ngay lập tức. Khi kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng, thói quen trên càng khó bỏ hơn. Dùng thuế để thay đổi thói quen của người dân thì tôi nghĩ còn lâu lắm”.

Để thay đổi thói quen 'giữ vàng' của người dân là rất khó.
Để thay đổi thói quen 'giữ vàng' của người dân là rất khó.

Cũng theo TS Lê Thẩm Dương, việc đánh thuế nói trên chỉ nên áp dụng với những trường hợp dự trữ, kinh doanh vàng với số lượng lớn, còn đối với người dân có số lượng vàng dự trữ không đáng kể thì không nên đánh thuế.

TS Lê Thẩm Dương nhận xét: “Thực tế thì dân ta làm gì có nhiều tiền để mua nhiều vàng mà dự trữ đến thế, thói quen giữ vàng là có nhưng chỉ một ít thôi. Bởi thế, nếu đánh thuế tất cả thì lại khiến người dân (trong đó có thu nhập thấp) chịu thiệt và thiếu công bằng.

Đối tượng áp dụng chủ yếu của việc đánh thuế nói trên nên nhắm vào những người đầu cơ tích trữ vàng với số lượng lớn, đây cũng mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường vàng mất ổn định trong thời gian vừa qua”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại