Đại học Harvard dưới góc nhìn tài chính của Forbes

Theo đánh giá của Financial Times, Trường Kinh doanh Harvard - Harvard Business School (HBS) là một trong số ít những trường kinh doanh uy tín trên thế giới hiện nay thực sự tăng trưởng về mặt tài chính.

Tại Hoa Kỳ, có lẽ các trường đại học chưa bao giờ được tự chủ về tài chính, mà chỉ là mô hình mang ý nghĩa trí tuệ thuần túy. Thế nhưng, khi học phí tiếp tục leo thang và quốc hội Hoa Kỳ vẫn phải tranh luận về lãi suất cho vay đối với sinh viên, thì đồng tiền lại càng tỏ rõ sức mạnh của nó, ngay cả trong thế giới học đường.

Trong Bảng xếp hạng những đại học hàng đầu Hoa Kỳ của Forbes, Top 10 trường đại học hàng đầu hiện đang nắm giữ trong tay các khoản quyên góp lên đến 107 tỷ USD. Tất nhiên, sự giàu có của trường không phải là một tiêu chí để đưa vào đánh giá các trường.

Rõ ràng là đang có những dòng tiền lớn đổ vào các trường đại học hàng đầu. Vậy câu hỏi mới được đặt ra là: Sẽ ra sao nếu các trường học được các công ty đại chúng hỗ trợ 'bí mật', rót tiền thông qua các khoản đầu tư và sử dụng nhân lực là các sinh viên tốt nghiệp.

Tượng Mục sư John Harvard, người đã hiến tặng nhà trường thư viện và một nửa tài sản của mình trước khi qua đời ở tuổi 30 (năm 1638). Trường Harvard đã lấy tên ông và tôn vinh ông là nhà sáng lập.
Tượng Mục sư John Harvard, người đã hiến tặng nhà trường thư viện và một nửa tài sản của mình trước khi qua đời ở tuổi 30 (năm 1638). Trường Harvard đã lấy tên ông và tôn vinh ông là nhà sáng lập.

Để dễ so sánh, Forbes đã tiến hành so sánh vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp với tổng giá trị các khoản quyên góp mà nhà trường có được, về cơ bản đều là một cách đo lường tài sản ròng.

Dưới đây là so sánh giữa Đại học Harvard và Công ty Time Warner (kinh doanh lĩnh vực Viễn thông & Truyền thông).

Đại học Harvard 'hoành tráng' như thế nào khi là một công ty? (1)
 

Theo đánh giá của Financial Times, Trường Kinh doanh Harvard - Harvard Business School (HBS) là một trong số ít những trường kinh doanh uy tín trên thế giới hiện nay thực sự tăng trưởng về mặt tài chính.

Doanh thu năm 2012 là 546 triệu USD (khoảng 11.300 tỉ đồng), tăng 7,3% so với năm 2011, nhưng học phí không phải là nguồn thu chính.

Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp HBS ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ chỉ bắt đầu xuất hiện những điểm sáng của sự phục hồi.

Bên cạnh học phí, nguồn thu của HBS còn đến từ Havard Business Publishing, cơ quan chủ quản của tạp chí kinh doanh Harvard Business Review. Năm ngoái, tạp chí này đã tung ra thị trường hàng loạt những nghiên cứu chuyên sâu khá thú vị như cách kiếm tiền của ca sĩ Lady Gaga hay triết lý kinh doanh của đội bóng Manchester United.

Doanh thu của HBS từ việc xuất bản những công trình như vậy đạt 165 triệu USD năm 2012, tăng 8,6% so với năm 2011. Thật ra từ trước đến nay, nguồn thu lớn nhất của HBS là chính từ mảng nghiên cứu và xuất bản chứ không phải từ học phí như nhiều người vẫn tưởng.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2012 của HBS cũng cho thấy những tín hiệu lạc quan về doanh thu từ học phí. Trong vòng 4 năm trở lại đây, mức tăng trưởng doanh thu từ học phí của HBS đã vượt tất cả các mảng khác và tăng 1/3 so với năm 2009.

Đại học Harvard 'hoành tráng' như thế nào khi là một công ty? (2)
 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại