>>> GĐ BQL dự án Nam Đô Complex: "Nứt, thấm như thế là bình thường"
>>> Có thể khởi tố hình sự chủ đầu tư chung cư Nam Đô nếu có sai phạm
>>> Chủ đầu tư GP Invest bị "tố" lạm thu 20 tỷ đồng VAT của cư dân
>>> Nước nhiễm chất độc, dân Nam Đô đối mặt nguy cơ ung thư, hoại tử
>>> Dân cư Nam Đô tố chủ đầu tư GP Invest "chà đạp quyền lợi"
>>> Nghịch lý ở Nam Đô Complex: Ở chung cư tiền tỷ vẫn lo mưa dột
Liên quan đến việc Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi cư dân Nam Đô đặt ra nhiều câu hỏi về sự minh bạch của chủ đầu tư trong việc quản lý quỹ bảo trì, thu phí dịch vụ; chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch HĐQT GP Invest để có góc nhìn đa chiều hơn về sự việc.
Thưa ông, ông nói gì về việc cư dân Nam Đô đặt ra nghi vấn chủ đầu tư lạm thu và chiếm dụng số tiền thuế GTGT 10% đối với giá trị chuyển quyền sử dụng đất với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng?
Chúng tôi là một công ty làm ăn đúng tôn chỉ pháp luật, không phải là nơi làm ăn chộp giật, xong đâu đấy một hai dự án rồi thôi. Chúng tôi không dại gì làm sai pháp luật, chết cũng có mang tiền đi được đâu mà lạm thu mấy chục tỷ của khách hàng.
Tôi nói với tài vụ: Phải xác định cho tôi toàn bộ số tiền thuế VAT đã thu của khách hàng thì mình có nộp đủ cho ngân sách không? Hay là thu của dân một số rồi lại nộp đi số khác, tức là mình gian lận thuế thì cái đó là vi phạm pháp luật, phải đi tù.
Trong cuộc họp giao ban và trước HĐQT, tôi nói, nếu hạch toán mà ra là thu một đằng nộp một nẻo thì Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về vụ việc này. Tôi khẳng định thu bao nhiêu nộp ngân sách bấy nhiêu, không giữ lại một đồng nào.
Trong bối cảnh hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thiếu chi tiết, chúng tôi đã hỏi Cục thuế Hà Nội xem chúng tôi làm thế đúng hay sai, văn bản của Cục thuế trả lời thế nào chúng tôi theo thế ấy. Thế nhưng những người khiếu kiện họ không tin, họ nói Cục thuế cũng sai. Thế thì tôi chịu rồi.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch HĐQT GP Invest
Liên quan đến quán cà phê Thanh Thủy mà cư dân tại đây cho rằng GP Invest lấy đất chung đem cho thuê bỏ tiền túi riêng thì sao?
Quán đó sai thiết kế nhưng để đó cũng đẹp mà còn có tiện ích cho bà con. Và quan trọng là tôi không lấy tiền đó cho tôi. Kể cả những quảng cáo ở diện tích chung, tôi lấy tiền đó để cho vào phí dịch vụ, tôi không lấy cho cá nhân tôi.
Nhiều người dân cho rằng chủ đầu tư đã không minh bạch khi một thời gian dài không công khai công bố quỹ, phí và đến khi công bố thì nhiều con số vô lý khó tin? Ông giải thích như thế nào về vấn đề này?
Năm 2013, khi dân chưa về ở, tôi đã yêu cầu bà con đóng phí dịch vụ 2.500đ/m2, còn đâu thiếu tôi bù. Tôi còn yêu cầu Home Care, đơn vị quản lý tòa nhà công khai tài chính đi cho bà con yên tâm.
Nhưng Home Care cứ loanh quanh vì đơn vị này sợ lộ ra chi phí lương của nhân viên làm bà con phản ứng. Vừa rồi 2014, tôi lại yêu cầu công khai các chi phí lên, và cuối năm chi phí phải có kiểm toán. Đến 2015, khi có Ban quản trị tòa nhà tại chung cư này thì ban quản lý sẽ quyết định phí dịch vụ thế nào là hợp lý chứ tôi không quyết định giá nữa.
Cửa kính hành lang khi có gió mạnh là bị thổi tung
Cư dân Nam Đô cho biết, họ muốn đối thoại với ông, nhưng ông không muốn đến?
Năm ngoái tôi có xuống đó để đối thoại, nhưng mọi người không để cho tôi nói thì nói chuyện thế nào đươc.
Từ thâm tâm chủ đầu tư, chúng tôi không bao giờ muốn làm gì mang tiếng để đời là ông Hiệp làm những việc không ra làm sao. Có nhiều việc tôi làm tôi không bao giờ tính toán với bà con. Như cái trạm biến áp trước cổng, dời đi phải mất 2 tỷ, nhưng tôi cắn răng tôi làm để cho cái cổng nó đẹp, hay cái tầng hầm làm rộng ra như thế, tôi thuê thêm đất ngầm của thành phố hàng trăm triệu/năm tôi có tính toán với bà con đâu.
Còn vấn đề nước của cư dân, tôi chần chừ chưa làm gì là vì tôi muốn xem xét rõ có phải là do công ty cấp nước không, chứ không phải tôi chối bỏ trách nhiệm.
Vì trách nhiệm với dự án, vừa rồi tôi có báo với HĐQT là để tôi ký quyết định chi tiền phát sinh làm hệ thống bể lọc cho bà con. Quan điểm của tôi là tôn trọng pháp luật và làm điều tốt cho bà con, làm gì có chuyện chung cư tiền tỷ mà cư dân phải xách nước.
Thế còn việc tòa nhà cắt nước đột ngột khiến người dân phải xách nước ở khu khác đến để dùng thì sao thưa ông?
Cái đó là do cư dân không chịu nộp phí dịch vụ thì Home Care là đơn vị quản lý tòa nhà họ cắt nước, chủ đầu tư không can thiệp gì chuyện đó.
Chúng tôi tôn trọng bà con nói chung, nhưng có những điều mà Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi cư dân Nam Đô họ làm chưa đúng. Nếu để ngồi với nhau thì phải tôn trọng nhau, nói cụ thể với tôi trách nhiệm làm những gì. Đằng này cứ bắt tôi đến đối thoại mà không cho tôi nói thì tôi còn biết làm như thế nào?
Không công khai quỹ bảo trì khi chưa có Ban quản trị
Liên quan đến việc Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi cư dân Nam Đô gửi đơn thư đến tòa soạn, đề cập Chủ đầu tư không chịu công khai quỹ bảo trì của khu chung cư, đặt nghi vấn chủ đầu tư dùng số tiền này để phục vụ mục đích kinh doanh thay vì gửi ngân hàng lấy lãi cho bà con; chúng tôi đã trao đổi với ông Hiệp. Ông Hiệp đã ủy quyền cho các ông Phạm Trí Tú - Trưởng ban Pháp chế trả lời.
Ông Tú cho biết, hiện nay chưa có Ban quản trị tòa nhà nên Chủ đầu tư đã gửi tài khoản ngân hàng toàn bộ số tiền này với lãi suất không kỳ hạn; bao giờ Ban quản trị tòa nhà được thành lập thì Chủ đầu tư sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi số tiền này cho Ban theo đúng quy định của pháp luật.
Khi phóng viên đề cập đến việc bà con yêu cầu được biết cụ thể số tài khoản ngân hàng của quỹ này thì đại diện GP Invest từ chối đưa ra thông tin, chỉ khẳng định chắc chắn tiền đã được gửi vào một số tài khoản ngân hàng nhất định.
Theo ước tính, với gần 900 căn hộ, mỗi căn hộ đóng góp trên dưới 30 triệu đồng/căn vào quỹ bảo trì; tổng số tiền quỹ bảo trì có thể lên đến 25 tỷ đồng.
>>> Chung cư Nam Đô bị dột
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA