Thông báo của tập đoàn Boeing được đưa ra vào ngày 18/1 sau khi tất cả 50 máy bay 787 đang hoạt động trên toàn thế giới bị cấm cất cánh, trong thời gian Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) tiến hành điều tra nguyên nhân của một loạt sự cố liên quan tới hệ thống ắc quy của loại máy bay này.
“Chúng tôi sẽ không cung cấp máy bay 787 cho tới khi FAA kiểm tra xong và các sự cố ở hệ thống ắc quy được khắc phục. Tuy nhiên, việc sản xuất máy bay 787 vẫn được tiếp tục”. một phát ngôn viên của hãng Boeing cho biết.
Siêu máy bay Boeing 787 Dreamliner đã thực hiện các chuyến bay tại Chile, Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, Ba Lan, Qatar và Mỹ cho tới khi phản tạm dừng cất cánh do FAA cảnh báo toàn cầu về lỗi ở hệ thống điện của loại máy bay này.
Chủ tịch của hãng Boeing ông Jim McNerney đã phải thực hiện một bài phát biểu với các nhân viên để bảo vệ tập đoàn và các loại máy bay do họ sản xuất sau những thông tin tiêu cực về sự cố của máy bay 787 trong vài ngày vừa qua.
“Tất cả mọi người trong công ty đều hiểu rằng không có gì quan trọng hơn sự toàn của hành khách, phi công và phi hành đoàn trên máy quân sự và thương mại của Boeing. Chúng tôi tin tưởng vào sự an toàn của máy bay 787” , ông Jim McNerney khẳng định.
Phát biểu của ông Jim McNerney được đưa ra ngay sau khi một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở miền Tây Nhật Bản vào sáng ngày 16/1, do khói xuất hiện trong buồn lái