Một con hổ ở Công viên Quốc gia Tesso Nilo ở trung tâm Sumatra, Indonesia được phát hiện trong tình trạng thiếu chân trước. Sau đó, các nhân viên phát hiện nó đã nhai phần cơ thể này để thoát khỏi một cái bẫy. Tương tự như vậy, nhiều loài khác như chó, gấu, khỉ thường xuyên nhìn thấy gặm da, cơ, gân, xương ở phần chân trong trường hợp chúng bị dính bẫy.
Nhưng cũng có những trường hợp tự ăn chính các phần trên cơ thể mình với những lý do khó có thể lỳ giải.
Hải tiêu
Hải tiêu tự ăn não của mình và hành vi này nằm trong một vòng đời của chúng. Khi còn nhỏ, cơ thể ấu trùng sẽ có một sợi dây thần kinh chạy dọc sống lưng tựa như xuơng sống của các loài động vật phức tạp hơn. Mặt trước của dây thần kinh này có chứa các cơ quan cảm ứng ánh sáng và trọng lực giúp hải tiêu tìm được nhà. Nhưng nó sẽ mất đi khi chúng trưởng thành.
Khi đã bám trụ được vào bề mặt nào đó, con trưởng thành không cần tới các cơ quan cảm ứng này nữa. Khi đó chúng sẽ ăn các bộ phận này.
Các con hải tiêu trưởng thành sẽ tự tiêu hóa phần xương sống thừa của nó. (Ảnh: Naturepl)
Như vậy, việc hải tiêu tự ăn mình không đến nỗi khủng khiếp như những cái tên của nó. Một số nhà khoa học lý giải rằng một với một loài có cấu tạo không quá phức tạp như hải tiêu, việc chúng loại bỏ các bộ phận thừa là hợp lý bởi mất đi bộ phận đã không còn tác dụng này sẽ giúp chúng bớt đi "gánh nặng" phải tìm kiếm thêm một nguồn dinh dưỡng để nuôi nó phát triển.
Rắn
Rắn là một trong những sinh vật nổi tiếng nhất với hành vi tự ăn đuôi đã trở thành thương hiệu.
Trên thực tế, rắn thường dùng đuôi để dụ con mồi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, do "thị lực" kém, chúng sẽ tự động ăn phần đuôi của chính mình vì tưởng nhầm đó là con mồi.
Cùng với đó, khi đi săn, mùi của con mồi đôi khi sẽ bám vào phần đuôi của chúng. Khi đánh hơi thấy mùi này, nó cũng sẽ nghĩ đó là con mồi và ăn ngấu nghiến nó.
Rắn có bộ não nhỏ và chúng thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động, nên thường không ý thức được các hành động của mình. Cho tới khi nhận ra chính bản thân đang tự ăn mình thì đã quá muộn. Phần nọc độc dù nhỏ của chính con rắn cũng đủ khiến nó bỏ mạng.
Video: Rắn tự gặm đuôi của chính mình
Loài mèo
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở. Mục đích hành động này ở từng loài là không giống nhau, nhưng nhà khoa học Cynthia W. Coyle tới Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ cho rằng hành vi này là để giảm đau khi sinh đẻ.