Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với kết quả ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng một lần nữa, đã mang lại sự bấp bênh đối với việc cung cấp thêm vũ khí cho Kiev.
Theo công bố chính thức cuối cùng về kết quả kiểm phiếu chiều ngày 07/11, ông Trump đã chiến thắng bà Kamala Harris với số phiếu vượt trội là 312/226 và giới tinh hoa phương Tây đã bắt đầu chuẩn bị một cuộc sống mới với phiên bản “Chính quyền Donald Trump 2.0”, đặc biệt là Kiev đang bắt đầu nhìn thấy tương lai u ám.
Theo các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin, Lầu Năm Góc đã ngừng gửi đơn đăng ký tới Ba Lan xin xây cầu hàng không để cung cấp vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Chuyến bay cuối cùng của máy bay vận tải đến trung tâm hậu cần Ba Lan ở Rzeszow dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 11. Triển vọng về nguồn cung tiếp theo từ Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng, trong khi số lượng chuyến bay chở hàng trong khu vực cảng Constanta của Romania, nơi hàng hóa quân sự được chuyển lên tàu cũng đã giảm.
Sau một loạt cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh vào cảng Odessa ở tây nam Ukraine, việc vận chuyển vũ khí đã chuyển sang các cảng và bến tàu Danube, nơi có công suất thấp hơn đáng kể.
Trên thực tế, Hoa Kỳ đang dần chuyển gánh nặng tài trợ cho Kiev sang châu Âu.
Ngoài vị cựu Tổng thống Mỹ vốn luôn phản đối cung cấp vũ khí cho Kiev, phần lớn ê kíp của ông Donald Trump, người vừa mới chiến thắng ứng cử viên Cộng hòa Kamala Harris, cũng đều là những luôn phát biểu quan điểm của mình về “sự cần thiết phải chấm dứt xung đột Ukraine”, mà đầu tiên là việc ngừng ném thêm mồi lửa vào cuộc xung đột với Nga.
Ví dụ như Thượng nghị sĩ bang Florida là ông Marco Rubio, người được giới truyền thông coi là “Ngoại trưởng Mỹ tương lai” trong chính quyền 2.0 của ông Donald Trump, đã nhiều lần nói về sự bế tắc trong cuộc xung đột Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt giao tranh.
Chính trị gia này lưu ý rằng, “cuộc chiến đang bế tắc” không thể tiếp tục được tài trợ, vì vậy các đồng minh của Mỹ cũng cần phải làm như vậy.
Ông Rubio khẳng định rằng, mong muốn ngăn chặn xung đột của ông Donald Trump và những người trong ê kíp không xuất phát từ những cáo buộc về việc họ là “những người hâm mộ Putin”, mà đơn giản chỉ là vị cựu tỷ phú Mỹ không có ý định tiếp tục chi tiền của người nộp thuế Mỹ cho Ukraine.