Kiev ngạc nhiên vì quyết định của NATO

Tiến Thành |

Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ra ngạc nhiên vì NATO đánh chặn tên lửa và UAV Iran tại Israel nhưng lại không làm điều tương tự với vũ khí Nga tại Kiev.

Ukraine ngạc nhiên

Phát biểu với The Times, ông Cameron đã nói đến những việc tăng cường khả năng chiến đấu cho Kiev nhưng không gây leo thang mà Anh có thể làm, như cung cấp vũ khí chống tăng, xe tăng và pháo tầm xa cho chế độ Kiev.

Ngoại trưởng Cameron nhấn mạnh: "Nhưng có một điều chúng ta phải cố gắng tránh là lực lượng NATO xung đột với lực lượng Nga tại Ukraine".

"Và đó là lý do tại sao, ngay từ đầu, tôi đã nói rằng tôi không nghĩ chúng ta có thể thiết lập vùng cấm bay hoặc NATO đánh chặn vũ khí Nga tại Ukraine".

Đồng thời, ông lập luận rằng với việc binh lính NATO không trực tiếp đối đầu với quân nhân Nga nên bất kỳ viện trợ nào của liên minh cho Ukraine đều "có thể chấp nhận được".

Nhà Trắng cũng đã tuyên bố không có ý định tham gia xung đột ở Ukraine và đó là lý do họ sẽ không bắn hạ UAV Nga phóng vào Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói, ông thấy khó hiểu khi các nước NATO có thể giúp đánh chặn tên lửa và UAV Iran trên bầu trời Israel nhưng lại không hành động tương tự với Ukraine.

Thông điệp rõ ràng của Anh và Mỹ đưa ra sau khi một loạt nghị sĩ Đức ủng hộ ý tưởng cho phép các đơn vị phòng không xuyên biên giới của NATO bắn hạ tên lửa Nga trong không phận Ukraine, điều mà họ tuyên bố có thể "giảm bớt gánh nặng cho lực lượng phòng không Ukraine và cho phép họ bảo vệ lãnh thổ.

Nico Lange, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich, trước đó đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng:

"Các đồng minh NATO nên sử dụng vô số hệ thống phòng không Patriot của mình từ lãnh thổ Ba Lan để hạ tất cả tên lửa và máy bay không người lái của Nga trên lãnh thổ Ukraine".

Thêm vũ khí tầm xa

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) của Lầu Năm Góc thông báo, Mỹ chấp thuận bán ba pháo tầm xa HIMARS và các thiết bị liên quan tổng trị giá 30 triệu USD cho Ukraine nhưng Đức là bên chi trả.

"Chính phủ Ukraine đã đề nghị mua ba tổ hợp pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Tổng chi phí ước tính là 30 triệu USD, do chính phủ Đức trả thay Ukraine", DSCA cho biết.

Theo DSCA, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhận định "tình hình khẩn cấp hiện nay đòi hỏi phải bán cho Ukraine ngay lập tức các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng nói trên" mà không cần thông qua quốc hội, thêm rằng điều này là vì lợi ích quốc gia của Washington.

"Thương vụ sẽ hỗ trợ các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, bằng cách nâng cao năng lực tự vệ của Ukraine và đáp trả chiến dịch đang diễn ra của Nga", DSCA nhấn mạnh.

Washington trước đó đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD cho Ukraine, trong đó có một số tổ hợp HIMARS và đạn dược đi kèm, song không nêu số lượng cụ thể.

Đây là gói viện trợ quân sự thứ ba cho Ukraine được Mỹ công bố trong chưa đầy ba tuần qua, sau hai gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 7 tỷ USD được thông báo cuối tháng trước.

Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine ít nhất 39 hệ thống HIMARS từ đầu chiến sự. Tuy nhiên, Kiev gần đây bắt đầu hứng chịu tổn thất về HIMARS, khi Moskva dường như đã tìm được cách khắc chế khí tài này.

Clip Ukraine sử dụng đạn HIMARS tấn công loạt vũ khí Nga cuối tháng 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại