Kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất nước Nga: Ẩn chứa bí ẩn kỳ lạ; có người phải tự tử

Vũ Thành Long |

Khi nhìn vào bức tranh này, người xem sẽ tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra và tại sao có người chết/bị thương trong bức tranh?

"Nàng Mona Lisa của nước Nga"

Khi nhắc đến bức tranh "Ivan Bạo Chúa và con trai", người ta sẽ nhớ đến một tác phẩm nghệ thuật được mệnh danh là "Nàng Mona Lisa của nước Nga".

Bức tranh "Ivan Bạo Chúa và con trai - ngày 16 tháng 11 năm 1581" được vẽ bởi danh hoạ người Liên Xô - Ilya Yefimovich Repin - trong giai đoạn năm 1883 đến năm 1885. Và ngay sau khi tác phẩm này được đưa ra, nó đã trở thành tâm điểm gây tranh cãi, và là "bức hoạ nổi tiếng nhất Liên Xô".

Tác phẩm này khắc hoạ một khung cảnh đau thương, khi Ivan bạo chúa - Sa hoàng đầu tiên của Liên Xô - đang ôm lấy con trai mình, đầy máu và hấp hối. Vẻ đau khổ và tàn khốc của bức tranh đã được bộc lộ ra rất rõ ràng, nhưng, câu hỏi ở đây là: "Nguyên nhân gì mà người con trai phải chết?"

Kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất nước Nga: Ẩn chứa bí ẩn kỳ lạ; có người phải tự tử - Ảnh 2.

Bức họa "Ivan Bạo Chúa và con trai". Nguồn: Smithsonian Mag

Có thông tin cho rằng, Ivan đã xuống tay giết con trai mình trong một cuộc tranh cãi nội bộ, khi người vợ đang mang thai của Ivan Jr. (con trai của ông, cũng tên là Ivan) đã vô tình đi qua trước mặt Nga hoàng Theo như quy tắc, thì đó là một sự xúc phạm cực kỳ lớn.

Một quan điểm khác nói về những bất đồng chính trị giữa hai cha con. Sa Hoàng lúc đó tức giận đã lấy cây cọc tiêu khổng lồ kia, xuống tay cướp đi sinh mạng của đứa con trai. Sự hối hận trào dâng, mọi nỗ lực ngăn máu chảy của ông đều bất thành.

Thời điểm đó, Ivan Jr. là người duy nhất có quyền thừa kế ngai vàng của ông, do người em trai Fyodor bị bệnh rất nặng.

Bức tranh ghi lại khung cảnh Ivan Bạo chúa đang quẫn trí, tay ôm chặt lấy cậu con trai đang hấp hối, trút những hơi thở cuối cùng.

Mặc dù vẫn còn có những tranh cãi xung quanh lý do vì sao cậu con trai kia lại phải chết như vậy, nhưng nhờ có bức vẽ nổi tiếng của Ilya Yefimovich Repin, nhiều người bây giờ đã kết luận rằng Ivan Jr. đã ra đi dưới tay chính bố đẻ của mình.

Trải lòng của tác giả - Họa sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 19

Kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất nước Nga: Ẩn chứa bí ẩn kỳ lạ; có người phải tự tử - Ảnh 4.

Họa sĩ Ilya Yefimovich Repin (1844-1930) - Họa sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 19.

Bức tranh nổi tiếng, nhưng cũng đầy tranh cãi của Ilya Yefimovich Repin (1844-1930) được lấy cảm hứng từ vụ ám sát Hoàng đế Alexander đệ nhị (ngày 1 tháng 3 năm 1881). Những trận đấu bò tại Tây Ban Nha, thứ mà tác giả đã chứng kiến nhiều trong chuyến đi tới các nước châu Âu năm 1883, cũng là nguồn cảm hứng chính, đặc biệt là trong khâu vẽ và lên màu máu.

"Sự thiếu may mắn, cái chết, giết chóc và máu me đều có sức thu hút riêng của nó. Thời điểm đó, tất cả những triển lãm tranh của châu Âu đều trưng bày những bức tranh ghê rợn như vậy cả." - họa sĩ Ilya Yefimovich Repin cho hay.

"Tôi chắc chắn đã bị ảnh hưởng bởi phong cách này, gần như ngay lập tức, vì ngay khi tôi về nhà, tôi đã lao vào vẽ bức tranh kia. Và việc phác hoạ màu máu thực sự đã đạt được thành công rất lớn."

Đã từng có rất nhiều những phiên bản khác nhau của bức tranh, trước khi Repin tạo ra tác phẩm của mình. Ban đầu, Nga hoàng Ivan được vẽ là đang giữ cây cọc sắt trên tay, nhưng cuối cùng nó lại được "yên vị" dưới sàn.

Có người tự sát vì bức tranh

Ngay sau khi được hoàn thành, bức tranh của Repin như một ngòi nổ kích động sự tranh cãi. Hoàng đế Alexander đệ tam không phải là một tín đồ của tranh sơn dầu, nên ông đã cấm việc trưng bày nó vào năm 1885 - lần đầu tiên việc này được ban hành ở Nga!

Tuy nhiên, ba tháng sau khi lệnh cấm được gỡ bỏ, Pavel Tretyakov đã mua lại tác phẩm từ Repin và bắt đầu trưng bày nó.

Kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất nước Nga: Ẩn chứa bí ẩn kỳ lạ; có người phải tự tử - Ảnh 7.

Bức tranh sau khi bị phá hoại bởi Abram Balashov (1913). Nguồn: Common.wikimedia.org.

"Đứa con" của Repin đã bị nhắm đến bởi những kẻ phá hoại hai lần.

Lần đầu tiên vào năm 1913, một thanh niên tên Abram Balashov đã dùng dao rạch nát bức tranh, miệng hét: "Quá đủ rồi! Quá đủ rồi!". Abram không hề có dấu hiệu của bệnh lý, nhưng không ai hiểu nổi hành vi của anh khi đó.

Sau khi biết được thông tin trên, người phụ trách bảo tàng, Georgy Khruslov đã tự sát do quá xấu hổ vì không giữ được bức tranh an toàn.

105 năm sau, một lần nữa, tác phẩm lại bị làm hư hại. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2018, một người đàn ông đã xông vào bảo tàng ngay trước giờ đóng cửa. Anh này đã vớ lấy cái gậy kim loại gần đó và đập nát lớp kính bên ngoài. Những mảnh kính vỡ đã làm hư hại ít nhiều bức tranh, nhưng may mắn thay, chi tiết đáng giá nhất là khuôn mặt thì không bị hư hại.

Cảnh sát đã bắt giữ người đàn ông 37 tuổi đến từ tỉnh Voronezh này vì tội danh làm hư hại tác phẩm nghệ thuật. Hãng tin TASS (Nga) báo cáo rằng anh này đã uống hơn 3 ounce rượu Vodka trước khi gây tội.

"Tôi đã định đến để ngắm bức tranh, nhưng trước đó tôi có ghé vào một quán buffet và có uống vodka. Tôi chưa từng uống vodka trước đây, nên mọi thứ có hơi mất kiểm soát."

Đến cuối tháng Tư năm 2019, anh đã phải nhận án phạt 2 năm rưỡi tù giam, với thiệt hại gây ra hơn 400.000 USD.

Tuy có nhiều trắc trở nhưng người ta sẽ nhớ đến một tác phẩm gây tranh cãi, và là một bức vẽ đã phải chịu nhiều tổn hại. Đây vẫn sẽ là một kiệt tác, một kiệt tác của nước Nga.

Bài viết sử dụng tư liệu từ: RBTH, The New York Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại