Các chuyên gia của Phòng trưng bày Uffizi ở Florence (Italia) đã xem xét bức tranh của nữ họa sĩ Artemisia Gentileschi vẽ vào năm 1619. Cụ thể là bức tranh Thánh Catherine ở Alexandria tương đồng đáng kinh ngạc với bức chân dung được vẽ trước đó. Nhưng đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa 2 bức tranh.
Bức tranh Thánh Catherine ở Alexandria.
Cả hai bức tranh đều vẽ giới vương giả. Cụ thể là hình người phụ nữ tóc đen mặc áo đỏ, tay bám vào bánh xe tra tấn của thánh. Tay kia cầm cây cọ gí sát vào ngực.
Hai bức tranh có vẻ tương đồng.
Nhóm nghiên cứu từ xưởng đá quý Opificio Delle Pietre Dure phát hiện ra bức tranh được vẽ từ năm 1619.
Một bánh xe tra tấn hiện diện trong tranh vì truyền thuyết về Thánh Catherine. Bà trở thành người theo đạo tại Alexandria, gây phẫn nộ vào khoảng năm 300 và bị tra tấn bằng bánh xe gẫy vỡ, rồi được thiên thần cứu giúp. Sau đó, bà Catherine bị chặt đầu.
Chân dung tự họa họa sĩ Artemisia Gentileschi.
Cái tên "Catherine bánh xe" xuất phát từ câu chuyện đó. Trong thời gian thử thách, Catherine ngước nhìn lên Thiên đường, được miêu tả chi tiết trong tranh.
Nghệ sĩ chơi đàn tuýt.
Tuy nhiên, bức tranh chân dung năm 1615-1617, được lưu giữ tại Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh), cho thấy hình người nghệ sĩ chơi đàn tuýt đang nhìn khán giả. Đầu đội vương miện thừa kế thay cho khăn xếp. Có những đặc điểm cho thấy bức tranh đang vẽ dang dở.
Tại sao lại đội vương miện thay cho khăn xếp?
Có ý kiến cho rằng nó có thể là một sự tôn vinh nghệ sĩ Grand Dukes ở Tuscany. Sau đó, bà Gentileschi chuyển bức tranh thành vẽ con gái mình. Nếu dúng vậy thì bức tranh của bà Gentileschi đã chuyển hóa không ngừng.
Là một nữ họa sĩ vẽ những phụ nữ mạnh mẽ, bà ấy rất khác thường so với phụ nữ thời đó, dù thân thể ốm yếu. Con gái của bà Gentileschi là thế hệ chịu ảnh hưởng của họa sĩ Caravaggio. Cô đã bị họa sĩ Agostino Tassi - người quen và cộng tác viên của cha cô, cưỡng hiếp. Mặc dù bị đưa ra tòa, nhưng Tassi vẫn thoát hình phạt.
Bà Gentileschi tiếp tục gặt hái thành công, trở thành người phụ nữ đầu tiên là thành viên của Học viện Hội họa vào năm 1616. Người ta nghĩ rằng bà ấy vẽ chân dung chính mình.
Bà Gentileschi vẽ chân dung chính mình.
Câu đố nghệ thuật ẩn trong tranh của bà được giải mã vào dịp 8/3 càng thêm phần ý nghĩa. Người giả mã bí ẩn trong tranh đã viết rằng:
"Vào Ngày Phụ nữ 8/3, bà Artemisia Gentileschi là nữ họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật, trở thành biểu tượng cuộc chiến chống lại bạo lực với phụ nữ, kiên định lập trường chính trị và xã hội. Những khám phá thú vị có thể ẩn đâu đấy, không thể nhìn ngay thấy bằng mắt".
Nguồn bài và ảnh: The Vintage News