Theo nghiên cứu của giáo sư Koichi Shimizu đến từ Đại học Keio (Nhật Bản), nếu con cái được bố mẹ giáo dục theo phương pháp tân tiến thì khi lớn lên, họ sẽ có thu nhập hằng năm cao hơn 860.000 yên (khoảng 7800 USD) so với những người đồng trang lứa khác.
Tờ ETNEWS đã từng đưa ra một báo cáo thông qua thí nghiệm được thực hiện trong chương trình truyền hình Nhật Bản có tên tiếng Anh là "Teacher Lin Also Did Not Know This Thing".
Theo đó, giáo sư Koichi Shimizu đã chỉ ra rằng, chỉ cần từ nhỏ bố mẹ kiên trì hướng dẫn cho con 3 việc từ nhỏ: Giữ lời hứa, thường xuyên chào hỏi và không nói dối, con cái của họ sẽ cực kỳ thành công trong tương lai.
Nguyên nhân là bởi những cách ứng xử trên sẽ giúp nâng cao những năng lực ngoài sách vở của con trẻ bao gồm: Khả năng tự kiểm soát, sự nhẫn nại, khả năng giao tiếp…
Dạy con tự làm những việc đơn giản trong đời sống hằng ngày cũng giúp trẻ bồi dưỡng tính tự tự kiểm soát. (Ảnh minh họa).
Tiết mục cũng đề cập đến việc, trong cuộc sống hằng ngày các bậc phụ huynh cũng có thể thông qua các biện pháp luyện tập đơn giản để rèn luyện khả năng tự kiểm soát bản thân cho trẻ.
Ví dụ, cần có một thời gian biểu cụ thể, quy định rõ giờ đi ngủ và giờ thức dậy để trẻ quen với việc hoàn thành việc phải làm trong thời gian quy định.
Ngoài ra, tư thế "ngẩng đầu, ưỡn ngực" cũng có thể nâng cao những năng lực ngoài sách vở của trẻ. Bất cứ lúc nào, bố mẹ cũng có thể chỉnh tư thế đứng, tư thế ngồi cho con cái, cách làm này không chỉ giúp các con có một tư thế đẹp mà cón có ích cho việc nâng cao sự chú ý của trẻ.
Cha mẹ cũng có thể đánh giá khả năng tự kiểm soát cảm xúc và hành động của con bằng cách đánh giá hành vi, thái độ của trẻ khi đứng trước các cám dỗ thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Một nghiên cứu tâm lý học đã từng tiến hành thử nghiệm trên 10 trẻ em để đánh giá khả năng này. Theo đó, các bé sẽ được thử thách bằng một miếng socola, nếu có thể không nó trong vòng 15 phút, mỗi người sẽ được thưởng một miếng.
Giáo sư Koichi Shimizu còn chỉ ra rằng: Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ của phụ huynh có ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ của trẻ.
Cùng với đó, những tác động từ trường học, giáo viên, bạn bè và sự tương tác từ các mối quan hệ xã hội khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự kiểm soát hành động và cảm xúc của các bé.
Giáo dục trẻ bằng đòn roi hoàn toàn không phải là cách tốt. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, xuất phát từ tâm tính của trẻ, khó khăn lớn nhất để xây dựng khả năng này chính là chống lại các cám dỗ.
Các bậc cha mẹ cần lưu ý không nên "tiếp tay" bằng các thói quen như cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, vừa học vừa chơi…
Nếu con chưa thể khắc phục được ngay, phụ huynh tuyệt đối không nên dùng đến roi vọt. Bởi cách giải quyết bằng bạo lực không chỉ tạo ám ảnh tâm lý cho trẻ mà còn khiến các bé lặp lại hành động tiêu cực này với người khác, lâu dần sẽ tạo thành tính cách cục cằn, nóng nảy, lì lợm…
Thay vào đó, bạn nên giáo dục con một cách nhẹ nhàng, tốt hơn hết là nên đặt ra "quy tắc gia đình" về giờ giấc, ứng xử, có thưởng - phạt rõ ràng, hợp lý để giúp trẻ ghi nhớ.