Mối quan hệ giữa người với người thì vô cùng phức tạp, nhưng sau một vài lần cho vay và đòi trả, rồi bạn sẽ hiểu ra, người nào, nên cho vay, người nào, không nên cho vay.
1. Người có tài chính và thu nhập không ổn định
Vay tiền, bạn cần phải hoàn trả. Với người có thu nhập ổn định, có khả năng sẽ trả. Còn người không có tài chính thu vào, thậm chí còn không thể trả nổi.
Nhiều người không phải là không muốn trả lại tiền, nhưng họ thực sự không có khả năng trả lại.
Năng lực của họ chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt thường ngày, phải đi vay mượn một số tiền đáng kể vì lý do riêng chẳng hạn như mua nhà, thuê xe, làm đám cưới cho con cái…
Dù họ có ký cam kết trả nợ với lãi suất cao đến mấy đi nữa thì cũng rất khó có đủ khả năng chi trả lại món nợ này.
Chính vì thế, nếu bạn có thừa khả năng thì coi như giúp đỡ, biếu tặng họ số tiền đó trong lúc khốn khó. Còn nếu không, tốt nhất bạn không nên sĩ diện mà cắn răng cho vay.
2. Người có phẩm hạnh bất chính
Nếu một người vướng vào các tệ nạn xã hội, đối nhân xử thế tệ hại, chứng tỏ phẩm hạnh bất chính, không phải người tử tế hay giữ chữ tín gì cả.
Như vậy, cho dù họ có năn nỉ hay cầu xin, hoặc lấy tài sản ra để thế chấp thì cũng nên khéo léo từ chối yêu cầu vay mượn. Giao dịch hay trao đổi với kiểu người này rất dễ dính vào rắc rối.
3. Người mượn số tiền nhỏ, nhưng mượn rất nhiều người
Có đôi khi, họ chỉ tìm đến bạn để vay mượn vài trăm ngàn, hoặc cùng lắm là 1-2 triệu đồng. Số tiền không lớn nên từ chối cũng ngại, bạn thường dễ dàng chấp nhận cho vay, dù đôi khi họ luôn trễ hẹn trả nợ.
Tuy nhiên, nếu phát hiện người này đồng thời mượn tiền từ rất nhiều người khác nhau thì rủi ro tăng lên đặc biệt cao. Bạn không thể biết rằng, họ có cầm tiền của bạn để trả nợ cho anh A hay chị B mà trước đó đã mượn hay không.
Và cũng khó có thể kiểm soát rằng liệu họ đã trả hết cho những người kia chưa, biết họ có đang ôm nợ quá nhiều hay không mà cho mượn thêm.
4. Người đã không liên lạc một thời gian dài
Trên mạng có một câu nói rất thú vị rằng: "Nếu một người không thân thiết lắm tới tìm bạn vay tiền, vậy thì đừng cho vay. Bởi lẽ họ đã không vay nổi tiền từ những người thân thiết nữa rồi."
Nếu có một người rất lâu rồi không liên lạc, bình thường cũng chẳng thân thiết, đột nhiên gõ cửa tìm bạn vay tiền thì tốt nhất nên cẩn trọng.
Rất có thể, tín dụng vay mượn của người này tệ đến nỗi chẳng ai xung quanh chấp nhận đưa tiền, do đó, họ mới nhớ tới bạn.
Chưa kể đến, bạn và họ đâu có thân thiết tới mức để họ phải day dứt vì một món nợ. Rất có khả năng, sau khi vay được tiền, họ sẽ “bặt vô âm tín” ngay lập tức.
5. Người từng “bùng nợ”
Với những kẻ sử dụng đồng tiền đi vay từ người khác mà không chủ động trả lại đúng hạn, thậm chí là “bùng nợ”, coi như không có gì xảy ra thì nên xem lại nhân phẩm của họ.
Dù sau này, họ có thề thốt hay hứa hẹn điều gì thì cũng không nên dễ dàng đặt lòng tin.
Có câu hay là “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời mà”, cho mượn lần thứ 1 mà chưa trả thì chớ dại dột cho mượn thêm, người ta giựt luôn nguyên cục thì mới hối hận muộn màng.
6. Người vô lại, không nói lý lẽ
Có một bộ phận tư duy rất lạ lùng, rất đáng xấu hổ với suy nghĩ rằng: Mượn tiền rồi thì mắc gì phải trả, dùng hết rồi mà không có gì để trả đấy, làm gì được nhau. Họ cho rằng như vậy mới là có gan, có bản lĩnh.
Nhưng người thực sự có bản lĩnh thì đã không có chuyện vay nợ. Nếu thực sự có lúc cần đi vay thì cũng có đủ bản lĩnh để tìm mọi cách kiếm tiền trả lại cả gốc lẫn lãi cho chủ nợ.
Nếu gặp những kẻ vô lý như trên thì tốt nhất là đừng bao giờ cho họ mượn tiền kẻo rước bực vào thân.
Nói lý lẽ bằng việc đối chất giấy ghi nợ thì họ không chịu thừa nhận, nói tình nghĩa bạn bè thời gian qua thì họ lại càng ngang ngược hơn.
7. Vay tiền cho mục đích không chính đáng
Mặc dù người xưa nói với chúng tôi rằng "tá cấp bất tá cùng", điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền.
Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề "khẩn cấp". Nếu một người bạn vay tiền để đầu cơ tích trữ, để mua nhà mua xe, để phục vụ nhu cầu vật chất… thì chúng ta không thể cho vay tiền vì rủi ro đi kèm là quá cao.
8. Người thân, họ hàng nhưng có tính cách xấu
Người ta thường thích vay tiền của người thân bởi mối quan hệ đặc biệt: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Lý do thì đủ kiểu, từ làm ăn, kết hôn hay học hành, trả nợ…
Nhưng khi chúng ta cho vay tiền, chúng ta phải nhìn vào tính cách của người thân.
Mặc dù là người thân nhưng tiền không thể được trao cho người có tính cách xấu, bởi vì cảm giác phải đi đòi tiền đã cho người thân vay lâu ngày không trả thực sự không dễ chịu.
Có câu nói rằng: "Bạn bè chơi với nhau, quý ở thoải mái, quý ở thẳng thắn. Tôi không hy vọng họ khó mở lời khi tìm tôi vay tiền, cũng không hi vọng mình phải dè dặt khi tìm họ đòi tiền."
Dù đặt trong mối quan hệ xã hội như thế nào, một chữ “tiền” cũng có thể khiến nó trở nên khó xử và phức tạp hơn.
Đó là mồ hôi công sức, là thành quả lao động mà mọi người phải vất vả làm ra, do đó, cho dù người tới vay nợ có thân thiết đến mấy đi chăng nữa thì bạn cũng cần suy nghĩ cẩn trọng về nhân phẩm, tính cách của họ, để giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro cho quyết định của chính mình.