Trả lời phỏng vấn tờ Tin tức Khoa học Trung Quốc, bác sĩ Lý Thái Sinh thuộc Khoa Nội Truyền nhiễm, Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh Liên minh thông tin về một số điểm sửa đổi trong phương án chuẩn đoán và điều trị nCov mới. Điểm đầu tiên là những người nhiễm không triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm.
Điểm thứ 2 là về thông tin những loại thuốc được cho là có thể ức chế chủng virus corona mới như Song Hoàng Liên (trong thuốc có các thành phần thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Trung Quốc như kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều…, thường được dùng để chữa sốt, ho, viêm họng), khiến người dân đổ xô đi mua dẫn tới tình trạng hết sạch hàng ở nhiều nơi.
Các chuyên gia Trung Quốc đồng quan điểm rằng hiện tại chưa có thuốc kháng virus cho bệnh nhân nCov. Do đó, việc dùng Song Hoàng Liên hay Lopinavir/ritonavir (một loại công thức phối hợp liều cố định để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS)… chưa được thử nghiệm lâm sàng và hiệu quả vẫn chưa được xác nhận. Do đó khuyến cáo người dân không trữ hoặc dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Một nhân viên y tế tại bệnh viện Lôi Thần Sơn ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Điểm sửa đổi thứ 3 trong phương án chẩn đoán và điều trị nCov mới là thông tin lây nhiễm qua khí dung và đường tiêu hóa vẫn được công nhận. Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí - phế quản, viêm mũi xoang…
Đối với nhân viên y tế, theo văn bản sửa đổi, họ cần chú ý đến các biện pháp cách ly qua đường khí khi thực hiện đặt nội khí quản, như đeo khẩu trang và kính bảo hộ y tế. Đối người dân bình thường, không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này, chỉ cần nhớ đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đến những nơi công cộng và lúc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng.
Một điểm cũng cần lưu ý là đau họng có thể là triệu chứng của một số ít bệnh nhân nhiễm dịch. Dịch viêm phổi do nCoV bùng phát vào mùa đông và mùa xuân, và mùa này cũng là mùa cúm. Các biểu hiện chính của bệnh nhân viêm mắc nCoV được đề cập trong phương án chẩn đoán và điều trị mới là sốt, mệt mỏi và ho khan.
Nếu một cá nhân bị sốt và kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, đừng quá lo lắng về việc có bị nhiễm nCov hay không, có thể chỉ là bệnh cúm thông thường. Văn bản sửa đổi lần 5 thêm các tiêu chuẩn nghi ngờ mà không có tiền sử dịch tễ rõ ràng. Sốt có thể không phải là triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân nhiễm nCov, nhiệt độ cơ thể của một số bệnh nhân không cao, thậm chí chỉ 37,3 độ C.
Cập nhật thông tin mới nhất về dịch viêm phổi do 2019-nCoV TẠI ĐÂY.