Khủng hoảng kháng sinh được Liên Hợp Quốc xếp ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola, có thể khiến 10 triệu người mất mạng

zknight |

Ngay giữa thế kỷ 21, 28 triệu người có thể rơi vào cảnh đói nghèo và 10 triệu người sẽ chết...

Ngày hôm qua, lần thứ 4 trong lịch sử Liên Hợp Quốc buộc phải nâng một vấn đề y tế lên tới mức độ khủng hoảng: Vấn đề vi khuẩn kháng kháng sinh đang xảy ra trên quy mô toàn cầu. 

Trong suốt lịch sử 70 năm các cuộc họp Đại hội đồng, chỉ có 3 vấn đề được Liên Hợp Quốc đưa ra thảo luận ở mức độ này, bao gồm đại dịch HIV/AIDS, các bệnh không truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh tim và gần đây nhất là đại dịch Ebola.

Buộc phải đưa kháng kháng sinh trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, Liên Hợp Quốc đã thừa nhận một thực tế đáng lo ngại, khi những phát minh kỳ diệu của y học như penicillin và tetracycline có nguy cơ trở nên vô dụng. 

Nó có thể đưa nhân loại trở về một thời kỳ đen tối, đẩy 28 triệu người vào cảnh đói nghèo và tước đi 10 triệu sinh mạng mỗi năm ngay giữa thế kỷ 21.

Ngay ngày hôm nay, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính mỗi năm có 23.000 ca tử vong tại Mỹ là kết quả trực tiếp của kháng kháng sinh. 

Một dự án ủy nhiệm bởi chính phủ Anh nói rằng con số này trên toàn thế giới là 700.000. Và nếu không được kiểm soát nó sẽ tăng đến 10 triệu vào năm 2050.

Chịu trách nhiệm cốt lõi trong cuộc khủng hoảng này, đáng ngạc nhiên, lại là ngành chăn nuôi. Trong nhiều thập kỷ qua, các công ty thực phẩm và người nông dẫn đã lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều. 

9 tỷ gia súc bị giết mổ tại Hoa Kỳ mỗi năm. 80% tất cả các loại thuốc kháng sinh trên thị trường Mỹ kết thúc trong các trang trại.

Tệ hơn là chúng chẳng phải được sử dụng để điều trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh trong nông nghiệp đa phần được dùng như một loại thuốc kích thích tăng trưởng và phòng ngừa bệnh tật không cần thiết.

Khủng hoảng kháng sinh được Liên Hợp Quốc xếp ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola, có thể khiến 10 triệu người mất mạng - Ảnh 1.

80% tất cả các loại kháng sinh đang được dùng trong ngành chăn nuôi.

Trước thực trạng này, nhiều nhóm những nhà hoạt động vì sức khỏe cộng đồng ở Mỹ đã đặt áp lực lên chính phủ. 

Bên cạnh đó là tín hiệu lạc quan từ những công ty Mỹ khi chính họ cũng đặt áp lực lên người nông dân và các nông trại, khiến họ phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt động vật không sử dụng kháng sinh.

Một báo cáo hồi đầu tuần của Bộ tài nguyên Hội đồng Quốc phòng Mỹ cho thấy chỉ trong năm 2015, số lượng chuỗi thức ăn nhanh thông qua chính sách giảm sử dụng sản phẩm thịt chăn nuôi với kháng sinh đã tăng gấp đôi.

Mỗi năm, Bộ tài nguyên Hội đồng Quốc phòng Mỹ sẽ xếp hạng top 25 chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất, dựa trên chính sách và sự minh bạch của họ liên quan đến kháng sinh trong thực phẩm. 

Báo cáo năm nay chỉ ra tín hiệu khả quan, khi McDonald, Wendy, Subway và Chick-fil-A đã thực hiện thành công chính sách mới của họ hạn chế sử dụng thịt chăn nuôi với kháng sinh.

Khủng hoảng kháng sinh được Liên Hợp Quốc xếp ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola, có thể khiến 10 triệu người mất mạng - Ảnh 2.

Xếp hạng các chuỗi nhà hàng ăn nhanh dựa trên chính sách và sự minh bạch liên quan đến kháng sinh

Nhưng ở phía ngược lại, nhiều nhãn hàng lớn khác như FKC và Dunkin’ Donuts vẫn đứng ở mức xếp hạng thấp nhất (mức F), dựa trên sự hành động thiếu trách nhiệm của mình. Một thực tế khác cũng phải được chỉ ra. 

Trong khi vấn đề kháng kháng sinh đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, các giải pháp của nó cũng không thể chỉ được thực hiện ở riêng nước Mỹ.

Hiện nay, chưa có một sự thống nhất toàn cầu nào với vấn đề cung ứng từ chăn nuôi sử dụng kháng sinh. Ở các nước khác nhau, các trang trại và hoạt động sản xuất là hoàn toàn khác nhau. 

Điều này gây khó khăn cho các chuỗi nhà hàng như McDonald muốn áp dụng chính sách không sử dụng thịt chăn nuôi với kháng sinh bên ngoài nước Mỹ, điển hình là tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Mặc dù vậy, đã có một dấu hiệu hi vọng ở quốc gia này. Trong tháng 10 năm ngoái, chính phủ Trung quốc đã ban hành một luật an toàn thực phẩm mới. 

Trong đó bao gồm việc giám sát chặt chẽ hơn trên quá trình sản xuất thực phẩm. Dẫu cho việc kháng sinh không được nhắc đến trực tiếp, nó cũng sẽ là một trong số các vấn đề sẽ được thắt chặt.

Ngay tuần trước, Trung Quốc cũng công bố một nỗ lực mới để hiện đại hóa ngành nông nghiệp của họ vào năm 2020. Đất nước này sẵn sàng chi 450 tỷ USD để đạt được mục tiêu đó.

Còn tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa diễn ra tuần này, 193 quốc gia đã cùng ký một tuyên bố cam kết chống lại vấn đề vi khuẩn kháng thuốc đang diễn ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch hành động cụ thể của các quốc gia chưa được thống nhất.

Khủng hoảng kháng sinh được Liên Hợp Quốc xếp ngang hàng đại dịch AIDS và Ebola, có thể khiến 10 triệu người mất mạng - Ảnh 3.

Nước mỹ đang đi tiên phong từ chuỗi cung ứng thực phẩm không kháng sinh, nhưng cả thế giới sẽ phải chung tay làm điều đó

Quay trở lại nước Mỹ ,khi nhìn vào những gì mà họ đang làm để đi tiên phong trong cuộc chiến với vi khuẩn kháng thuốc, nhiều nhà hoạt động vì sức khỏe cộng đồng hy vọng đó sẽ là tấm gương sáng cho nhiều quốc gia học tập.

Những tiến bộ trong chuỗi cung ứng thực phẩm ở Hoa Kỳ là một sự khởi đầu sáng sủa. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không thể giải quyết được nếu nó chỉ được áp dụng trên nước Mỹ. 

Đây chưa phải cái kết cho vấn đề”, Gail Hansen, một chuyên gia trong lĩnh vực kháng kháng sinh cho biết, khi đề cập đến áp lực đang đặt lên những “gã khổng lồ” trong ngành thức ăn nhanh tại Mỹ. 

Các công ty còn phải có trách nhiệm xã hội để làm bất kể điều gì họ có thể ở cả các quốc gia khác”.

Theo Qz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại