Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam

Bài và ảnh: Thảo Quyên |

Khi hoàn thành cầu Đuống mới, cầu Đuống cũ sẽ được tháo dỡ sau hơn một thế kỷ hoạt động. Nó là một trong 2 cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam, được hoàn thành từ năm 1902.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 1.

Dự án cầu Đuống mới nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) được khởi công tháng 7/2023 với tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Khi cầu Đuống mới đi vào hoạt động, cầu Đuống hiện hữu sẽ được tháo dỡ.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 2.

Dự án được triển khai trên địa bàn các phường Thượng Thanh, Đức Giang thuộc quận Long Biên và thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm. Theo quy hoạch, dự án gồm hai hạng mục là cầu đường bộ và cầu đường sắt. Trong ảnh là cầu Đuống mới nhìn từ Google Earth.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 3.

Hạng mục cầu đường bộ và đường dẫn có điểm đầu tại nút giao đầu cầu Đuống cũ trên đường Ngô Gia Tự, thuộc địa phận quận Long Biên; điểm cuối tại nút giao giữa đường Hà Huy Tập với đường Phan Đăng Lưu, thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 4.

Hạng mục cầu đường bộ và đường dẫn có phạm vi đầu tư bao gồm tuyến chính chiều dài khoảng 700m và nút giao hai đầu cầu; tim cầu cách tim cầu Đuống cũ khoảng 100m về phía hạ lưu. Việc thi công xây dựng cầu mới song song với việc đảm bảo lưu thông an toàn cho tàu thuyền qua lại.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 5.

Hạng mục cầu đường sắt và đường dẫn có điểm đầu khoảng Km9+075, điểm cuối khoảng Km10+075 (lý trình đường sắt hiện hữu); tổng chiều dài 1km; tim cầu cách tim cầu Đuống cũ về phía thượng lưu khoảng 16,5 m, trùng vị trí dự kiến đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 6.

Sau gần một năm thi công, cầu Đuống mới hiện đã xây dựng một trụ cầu đường bộ và ba trụ cầu đường sắt. Trong ảnh là trục cầu đường bộ được dựng phía quận Long Biên.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 7.

Hai bên bờ sông Đuống tập trung nhiều xà lan và vật liệu xây dựng phục vụ cho công trình.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 8.

Cho đến thời điểm hiện tại, cầu Đuống mới chỉ triển khai ở khu vực ngoài đê sông. Các khu vực nhà dân hai bên sông thuộc diện giải phóng mặt bằng chưa thực hiện di dời.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 9.

Trước đó, cầu Đuống cũ là một trong 2 cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam được được người Pháp hoàn thành năm 1902 (cùng với cầu quay Tam Bạc, Hải Phòng). Cầu có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ. Trụ chính đỡ nhịp giữa cầu có thể xoay được, giúp tàu bè qua lại. Tuy nhiên, sau khi bị đánh phá trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Đuống đã được sửa lại và không còn quay được nữa.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 10.

Hiện cầu Đuống gây ra nhiều trở ngại cho tuyến đường thủy trên sông do có tĩnh không 2,8 m; bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa 26 m. Do vậy, chỉ tàu trọng tải đến 600 tấn, sà lan chở container sức chở 24 Teu mới lưu thông được qua cầu khi nước xuống.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 11.

Cầu Đuống mới khi hoạt động sẽ xóa nút thắt trên tuyến, giúp thay đổi diện mạo quận Long Biên, huyện Gia Lâm, giải quyết bài toán về tắc nghẽn giao thông khu vực Đông Bắc Thủ đô. Cầu Đuống sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối liên vùng đô thị cũng như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, giảm tải cho cầu Phù Đổng, Thanh Trì.

Khu vực sẽ có 2 cây cầu tổng trị giá gần 2.000 tỷ, thay thế cầu quay đầu tiên ở Việt Nam- Ảnh 12.

Cầu Đuống tạo thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện Gia Lâm với các vùng lân cận. Tại đây có hàng loạt khu đô thị mới hình thành như: Khu đô thị Việt Hưng, Khu đô thị Vinhomes RiverSide, Khu tái định cư Giang Biên...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại