Tỉnh phía Nam Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc TW, ngang tầm các thành phố sáng tạo trên thế giới

Pha Lê |

Tỉnh này là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô lớn, hiện đại của đất nước; 1 trung tâm chế biến rau quả hàng đầu Việt Nam.

Tiềm năng phát triển của Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, phía Nam của Hà Nội, có diện tích 1387,5 km2 với 8 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố và 6 huyện. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh; điểm giao cắt giữa 3 vùng (Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng rừng núi Tây Bắc và Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ).

Ninh Bình cũng là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô lớn, hiện đại của đất nước; 1 trung tâm chế biến rau quả hàng đầu Việt Nam.

Dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh mẽ, với du lịch trở thành điểm sáng, nhiều năm liền giữ vững vị trí trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu và 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước, đang dần trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế.

Tỉnh phía Nam Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc TW, ngang tầm các thành phố sáng tạo trên thế giới- Ảnh 1.

Bên trong nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV2) tại KCN Gián Khẩu, Ninh Bình. Ảnh: Thành Thành Công.

Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỉ trọng hơn 80% trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp trở thành động lực trong tăng trưởng.

Năm 2023, kinh tế tỉnh duy trì phát triển, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 7,27%, đứng thứ 8 trong Vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 22 toàn quốc. Quý 1/2024, Ninh Bình tiếp tục tăng ở mức 8,02%. Từ năm 2022 tỉnh Ninh Bình thực hiện tự chủ về ngân sách (năm 2023 xếp 26/63, ước đạt 16.144 tỷ đồng); xuất khẩu xếp 23/63...

Định hướng phát triển của Ninh Bình

Sáng 28/5, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức. Quy hoạch đặt mục tiêu, đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh...

Tỉnh phía Nam Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc TW, ngang tầm các thành phố sáng tạo trên thế giới- Ảnh 2.

Một góc Tràng An

Tỉnh phía Nam Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc TW, ngang tầm các thành phố sáng tạo trên thế giới- Ảnh 3.
Tỉnh phía Nam Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc TW, ngang tầm các thành phố sáng tạo trên thế giới- Ảnh 4.

Hang Múa và chùa Bái Đính. Ảnh: Shutterstock/Jimmy Tran, Minh Phung

Đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía nam Vùng Đồng bằng sông Hồng. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức "0" của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh, chính trị ổn định, kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

4 ngành kinh tế trụ cột của Ninh Bình gồm: Phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa là mũi nhọn; Phát triển công nghiệp công nghệ cao, lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực; Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; Phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại