Khổng Tử đã dạy: "30 tuổi lập thân, 40 tuổi hiểu tận", tới tuổi trung niên phải tránh xa 3 sai lầm có thể phá hủy mọi thành quả tích lũy nửa đời người này

Dương Mộc |

Muốn đạt được giai đoạn thành đạt như của cuộc đời Khổng Tử thì khi 40 tuổi, chúng ta nhất định phải nhớ lấy những lời dạy này.

Trong tác phẩm Luận Ngữ, Khổng Tử đã kể lại các giai đoạn thành đạt của cuộc đời ngài, trong đó có đoạn như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc." Có nghĩa là: Mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự lập thân, bốn mươi tuổi không nghi hoặc điều gì mà tường tận hiểu thấu."

Đến tuổi 40, cánh cửa mở ra tuổi trung niên, hầu hết mọi người đều đã sống qua nửa cuộc đời của mình, cần phải hiểu thấu và biết tận dụng những đạo lý xung quanh, biết rõ việc gì nên làm và việc gì không nên làm.

Khi còn đôi mươi, cho dù bản thân rẽ nhầm đi sai, chúng ta vẫn có thời gian để sửa chữa và thay đổi. Nhưng ở nửa sau cuộc đời, thời gian lại càng trở nên vô giá hơn, không thể lãng phí vào những sai lầm tai hại sau:

1. Ham mê cờ bạc, nói mãi không sửa, bất luận cảm xúc của thân nhân

Cờ bạc là một thói hư tật xấu tiềm tàng trong bản chất của mỗi một người. Trong chúng ta, ít nhiều đều có máu liều mạo hiểm, coi cuộc đời là canh bạc lớn, tham vọng càng nhiều thì mức độ càng nghiêm trọng.

Một khi hình thành tâm lý tham lam và ôm lòng may mắn, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi ham mê cờ bạc, ngày càng lún sâu vào vũng lầy không lối thoát.

Khổng Tử đã dạy: 30 tuổi lập thân, 40 tuổi hiểu tận, tới tuổi trung niên phải tránh xa 3 sai lầm có thể phá hủy mọi thành quả tích lũy nửa đời người này - Ảnh 1.

Có nhiều người cậy mình tuổi trẻ thành công, trong tay tích lũy được một chút của cải liền bắt đầu nảy sinh tâm lý thích mạo hiểm để tìm cảm giác mạnh.

Ban đầu, đó chỉ là những cuộc chơi nhỏ, ai thắng thì mời nhau bữa cơm, ai thua chỉ ngậm ngùi tiếc nuối vài phút rồi thôi, coi đó như một phương thức giết thời gian thông thường. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, họ lại càng hao phí nhiều thời gian và tâm trí vào từng canh bạc đỏ đen, bỏ mặc gia đình, bỏ mặc sự nghiệp, cũng là bỏ mặc cả tương lai.

2. Yêu đương vụng trộm ngoài giá thú, không biết trân trọng gia đình và những người xung quanh

Tuổi trẻ nông nổi khiến chúng ta đôi lúc không thể khống chế được lời nói và việc làm của bản thân, dễ phạm phải một số sai lầm không đáng có. Thế nhưng, khi đã tới tuổi trung niên, kinh qua càng nhiều trải nghiệm, nội tâm lại càng phải trở nên trầm ổn và tỉnh táo.

Đối mặt với thời kỳ quá độ của hôn nhân, khi tình yêu chậm rãi chuyển dần thành tình thân, sinh hoạt hôn nhân cũng dần dần mất đi sự nhiệt huyết, quyến rũ ban đầu, không ít người kém bản lĩnh bắt đầu tìm kiếm cảm giác mới mẻ, để rồi rơi vào vòng xoáy yêu đương vụng trộm, phản bội gia đình và vợ con.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính hạnh phúc gia đình mà còn gây tác động rất lớn tới danh tiếng và vị thế của bản thân ngoài xã hội. Hành động ngoại tình lộ ra sẽ khiến người khác coi thường, tài năng đến mấy cũng không được đánh giá cao, đánh mất hình tượng là nhỏ, tự hủy tiền đồ của mình mới là lớn.

Khổng Tử đã dạy: 30 tuổi lập thân, 40 tuổi hiểu tận, tới tuổi trung niên phải tránh xa 3 sai lầm có thể phá hủy mọi thành quả tích lũy nửa đời người này - Ảnh 2.

3. Tâm tính bất ổn, lạc vào trong những cảm xúc và năng lượng tiêu cực

Muốn sống tốt cả đời này, chúng ta cần dựa vào tâm tính của bản thân. Sự cân bằng từ nội tại bên trong sẽ giúp cuộc sống trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần phù hợp với thói quen, cách sống và hành vi chuẩn tắc của mỗi người, chúng ta có thể tìm được hạnh phúc mà không cần phải đạt thành tựu lớn, phải kiếm túi tiền to.

Có người nói rằng: "Chúng ta không có thời gian để đọc sách, nhưng lại có rất nhiều thời gian để nghĩ quá mọi chuyện." Không có biện pháp điều tiết, không có phương hướng thích hợp, cùng với nền tảng trí thức và bản lĩnh năng lực, ta rất khó có thể hiểu thấu và biết tận những đạo lý quan trọng trong cuộc đời như lời Khổng Tử đã dạy.

Vậy là càng nghĩ, chúng ta càng chìm trong những cảm xúc tiêu cực, đánh mất tự tin và tiềm năng tỏa sáng của bản thân.

Cần phải biết rằng, cuộc đời là một cây cầu thang vô tận. Cho dù chúng ta đứng tại bậc nào, phía dưới cũng luôn có người nhìn lên, cũng như phía trên luôn có người nhìn xuống. Ngẩng đầu, chúng ta có thể tự ti, cúi đầu, chúng ta có thể tự đắc, vậy chỉ có nhìn thẳng, luôn luôn tập trung vào mục tiêu trước mắt, chúng ta mới có thể thấy được bản thân thực sự của mình.

Khi đã bước vào tuổi 40, chúng ta đã nếm trải được rất nhiều điều, cay đắng hay ngọt bùi đều đã hưởng qua, nên xây dựng cho mình một tâm thái vững vàng, không so đo và tính toán. Được mất trên đời càng xem nhẹ, nội tâm yên bình càng lâu dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại