Không phải đường đến thành công quá dài, mà là người có thể kiên trì quá ít

Phương Anh |

Không phải con đường thành công quá dài, mà là không mấy ai kiên trì đi được đến cuối. Đối với việc mà mình thích, chỉ có tiếp tục kiên trì, con đường trước mặt mới càng đi càng sáng rõ, tầm nhìn mới càng ngày càng rộng.

01

Trong buổi tập huấn nọ, tôi may mắn được nghe bài giảng của một giáo viên dạy thư pháp.

Ngay khi vừa bắt đầu, thầy đã hỏi xem liệu ở đây có ai yêu thích và tập viết thư pháp hay không. Chỉ có một người giơ tay.

Thầy cười nói, có vẻ không nhiều người trong số chúng ta thích thư pháp nhỉ, và bắt đầu bài diễn thuyết của mình.

Từ nhỏ thầy đã rất hứng thú với tranh thư pháp và bắt đầu học mài mực viết chữ từ rất sớm. 

Sau đó, vì muốn được bậc thầy trong giới thư pháp nhận làm học trò, thầy ấy lại càng chăm chỉ luyện tập, ngày nào cũng kiên trì tập thư pháp hai tiếng đồng hồ, liên tiếp 10 năm không ngừng nghỉ, cho đến tận khi giấc mơ thành hiện thực. 

Sau đó, được thầy giỏi chỉ dạy, cộng thêm sự kiên trì luyện tập của bản thân, khả năng thư pháp của thầy đã bước lên một tầm cao mới.

Không phải con đường thành công quá dài, mà là không mấy ai kiên trì đi được đến cuối. Đối với việc mà mình thích, chỉ có tiếp tục kiên trì, con đường trước mặt mới càng đi càng sáng rõ, tầm nhìn mới càng ngày càng rộng.

Không phải đường đến thành công quá dài, mà là người có thể kiên trì quá ít - Ảnh 1.

02

Ở nơi tôi sống có một nhà văn trẻ. Từ nhỏ anh ấy đã thích đọc sách, rồi dần dần trở nên yêu thích và bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.

Không ngờ, cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Và từ đó, anh ấy không bao giờ chịu ngừng việc viết lách lại.

Trong nhiều năm, anh ấy kiên trì ra chương mới mỗi ngày, chưa từng gián đoạn. 

Đọc sách và viết truyện trở thành một thói quen của anh ấy, cho dù có bận đến đâu, anh ấy cũng sẽ bắt tay vào việc hoàn thành chương mới ngay khi về nhà. 

Thậm chí là khi đi công tác hay du lịch, anh ấy cũng luôn mang theo laptop để gõ chữ bất cứ lúc nào, kể cả khi đang trên tàu, trên xe.

Nhiều khi việc tập trung viết lách khiến anh ấy muộn giờ hẹn với bạn bè, bạn anh ấy phàn nàn, rằng cậu ngừng viết một ngày thì sao chứ? Anh ấy bảo, người đọc sẽ đợi, mà anh ấy cũng quen rồi, không viết thì không thể sống vui vẻ được.

Năm tháng không phụ người chăm chỉ, anh ấy ngày càng thành công và nổi tiếng.

Trong việc đọc sách và viết lách, nhiều người nói họ quá bận, không có thời gian, mà trong mắt anh ấy, đọc và viết là một phần cuộc sống, không có lý nào lại thiếu thời gian cho hai việc đó được.

Không phải đường đến thành công quá dài, mà là người có thể kiên trì quá ít - Ảnh 2.

03

Có những người trông thì có vẻ đang nỗ lực kiên trì, nhưng lại không thấy hiệu quả, thực ra đấy chỉ là nỗ lực bề nổi. 

Giống như học viên ngồi phía trước tôi đây, khi thầy hỏi có ai ở đây luyện thư pháp không, cậu ta lầm bầm rằng đi làm bận như thế, lấy đâu ra thời gian mà luyện chứ? Nhưng vào thời gian rảnh, lúc nào cậu ta cũng đang bận nghịch điện thoại.

Chúng ta thường dễ rơi vào trạng thái lo lắng và cáu kỉnh do sốt ruột, không có đủ nhẫn nại và nghị lực cho những việc phải kiên trì lâu dài mới có hiệu quả.

Người ta nói, có nỗ lực thì mới có kết quả, nếu coi việc mình thích là cái đích để nổ lực, vậy thì sự kiên trì sẽ trở thành thái độ của bạn đối với điều đó. Khi bạn coi việc mình thích là một việc quan trọng cần làm, kiên trì dần dần sẽ trở thành thói quen.

Hãy cố gắng tránh lo lắng và nóng vội, cứ bình tĩnh làm thật tốt việc mình thích làm. Chỉ có kiên trì tích lũy ngày qua ngày, bạn mới thành công được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại