Không phải "an khang thịnh vượng" hay "vạn sự như ý", đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến

LOUIS |

Ngoài ra, người Mông Cổ vô cùng coi trọng màu trắng, vì vậy màu sắc chủ đạo này không thể thiếu trong các trang phục cổ truyền ngày Tết Nguyên đán.

Ngày tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar, nghĩa là "Mặt trăng trắng", được xác định theo lịch mặt trăng của người Mông Cổ. "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt" là câu mà người Mông Cổ hay chúc nhau vào dịp tết. Ở Mông Cổ, cừu được xem trọng vì là nguồn lương thực chính. Trong bữa ăn của người Mông Cổ hiếm khi không có thịt cừu.

Ăn uống, chúc Tết xong là đến các hoạt động vui chơi. Đấu vật, đua ngựa, bắn cung là những môn thể thao truyền thống của người Mông Cổ và cũng là hoạt động giải trí trong dịp Tết.

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 1.

Phong tục tập quán khác lạ

Tsagaan Sar là dịp lễ truyền thống lâu đời của Mông Cổ, kéo dài trong ba ngày và diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết Nguyên đán. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum vầy, thắt chặt tình thân, cũng như Tết đoàn viên ở Việt Nam.

Tuy nhiên, điều khiến Tết cổ truyền của người Mông Cổ khác biệt chính là ở những phong tục, tập quán mang đậm màu sắc bản địa.

Vào ngày 23 tháng chạp, sau khi dọn dẹp nhà cửa, người Mông Cổ sẽ tổ chức nghi thức cúng tế thần lửa. Nghi thức rất cầu kỳ và long trọng, vì hỏa thần có vị trí tối cao trong tín ngưỡng Mông Cổ.

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 2.

Thịt dê, khăn ha đa (một loại khăn truyền thống) màu trắng, mỡ bò và rượu là những tế phẩm cần thiết. Chủ nhà sẽ châm chín ngọn đèn nhỏ, đưa tế phẩm vào lửa và cầu phúc cho gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc, mọi người sẽ chia nhau phần tế phẩm.

Đến ngày cuối cùng của năm, mọi người dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, chuồng trại. Họ sẽ đặt ba viên đá lạnh bên ngoài cửa nhà để thần ngựa Palden Lhamo uống khi tới thăm. Mọi thành viên trong gia đình sẽ tắm rửa sạch sẽ để đón chào năm mới tốt đẹp hơn.

Đến đêm giao thừa, trong tiếng Mông Cổ gọi là Bituun, nghĩa là "tối thui", việc đầu tiên người Mông Cổ làm là uống trà.

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 3.

Chủ nhà rót chén trà đầu tiên, đem ra sân trước vẩy khắp 4 hướng, chén trà thứ hai dành cho người chủ gia đình, rồi mới mời những thành viên còn lại. Sau đó, người Mông Cổ sẽ ăn uống tiệc tùng vui vẻ và xem những trận đấu vật truyền thống trên truyền hình.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc, màu trắng sẽ là màu được ưu tiên. Người Mông Cổ từ lâu đã xem màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự may mắn. Họ thường mặc đồ trắng, mời nhau sữa trắng, tặng đồ trắng cho nhau.

Vào ngày đầu năm mới, người Mông Cổ sẽ dậy sớm và đi chúc Tết. Trước khi đi, họ sẽ làm lễ xuất hành Muruu gargakh để chọn hướng xuất hành cho tốt. Người Mông Cổ tin rằng xuất hành đúng hướng sẽ mang lại may mắn trong năm mới.

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 4.

Lễ Zolgokh và món truyền thống

Khi tới thăm họ hàng, người khách phải làm lễ Zolgokh. Từng người cầm khăn Khadag tượng trưng cho điều tốt lành đặt trên tay gia chủ và hỏi thăm chủ nhà. Sau đó, gia chủ hôn hai bên má người khách, tặng khoản tiền nhỏ và mời uống ba lần rượu.

Xong nghi thức, mọi người sẽ cùng ăn các món ăn truyền thống. Khi chuẩn bị về, khách tặng gia chủ một món quà, trẻ em cũng được ưu tiên tặng quà.

Món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz nhân thịt cừu (khá giống bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê. Cơm được ăn cùng với sữa đông, nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa...

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 5.

Tuy nhiên, trước khi mọi người cùng ăn bữa ăn truyền thống, người Mông Cổ có một tục khá giống Việt Nam là người trẻ kính rượu các bậc tiền bối, nhưng có phần khắt khe hơn khi người kính rượu phải quỳ để tỏ lòng thành kính.

Nếu là đàn ông thì phải quỳ trên hai gối, cúi đầu xuống thấp, cung kính đưa hai tay dâng rượu về phía trước. Con gái chưa gả chồng cũng hành lễ tương tự. Phụ nữ đã xuất giá chỉ quỳ một gối, tay phải đưa lên để mời rượu. Khi nhận rượu mời, người lớn trong gia đình cầu phúc và tuổi thọ cho con cháu.

Không phải an khang thịnh vượng hay vạn sự như ý, đây mới là câu người Mông Cổ chúc nhau mỗi dịp Tết đến - Ảnh 6.

Mời rượu khi đi chúc Tết cũng phức tạp không kém. Khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà. Tuyệt đối không được ngồi khi kính rượu chưa xong và đặc biệt phải uống hết ly rượu mời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại