Không lo cá mập cắn đứt cáp internet nữa nếu sử dụng vật liệu siêu bền này!

Hoa Hướng Dương |

Hải quân Mỹ thiết kế một loại vật liệu siêu bền có thể dùng để chặn đứng tên lửa hay sự tấn công của cá mập.

Giống như những con giun khổng lồ sống ở sâu dưới đáy biển, cá mút đá có thể tiết ra chất nhờn khiến cả cá mập cũng e sợ. 

Cá mút đá - Sinh vật sống sót từ thời cổ đại

Không lo cá mập cắn đứt cáp internet nữa nếu sử dụng vật liệu siêu bền này! - Ảnh 1.

Cá mút đá. Ảnh Internet.

Theo đó, các nhà khoa học của hải quân Mỹ đã lấy ý tưởng từ chính tự nhiên, cụ thể hơn đó là chất nhầy do cá mút đá myxin (lươn nhớt) bài tiết ra, một loại vật liệu tổng hợp có độ bền đáng kinh ngạc.

Hagfish (cá mút đá) là sinh vật cổ giống lươn, trải qua 300 triệu năm lịch sử tiến hóa (trước cả khi khủng long xuất hiện), chúng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong giới sinh vật vì cách phòng vệ hiệu quả: tiết chất nhầy khi bị đe dọa!

Xem video:

Cá mút đá tiết chất nhờn khiến cá mập trả giá đắt.

Điều này giống như một hệ thống phòng thủ giúp cá mút đá không bị tấn công bởi cá động vật ăn thịt khác. Thậm chí cả cá mập cũng không thể làm gì được loài cá có cách phòng vệ kỳ lạ này.

Ở mỗi bên cơ thể cá Hagfish có khoảng 100 tuyến nhầy, lỗ nhầy, nếu bị tấn công, chất nhờn tiết ra sẽ khiến kẻ săn mồi phải trả giá cả mạng sống vì chất nhờn này rất bền, có thể khiến kẻ ăn thịt ngạt thở.

Đặc tính và ứng dụng của chất nhờn do cá mút đá tiết ra

Không lo cá mập cắn đứt cáp internet nữa nếu sử dụng vật liệu siêu bền này! - Ảnh 3.

Chất nhờn do cá mút đá bài tiết. Ảnh Internet.

Nghiên cứu cho thấy trong chất nhờn do cá mút đá tiết ra có chưa một loại chất xơ (protein) có tên sợi trung gian (IF), dù chỉ rộng 12 nanomet và dài 15 cm nhưng chúng lại bền hơn nylon gấp 10 lần, nếu cùng khối lượng thì khỏe hơn kim loại 5 lần!

Tim Uinegard, nhà nghiên cứu Đại học Guelph ở Canada chuyên nghiên cứu về các chất nhờn của cá mút đá cho hay:

"Trong số những sinh vật biển mà tôi đã từng nghiên cứu, cá mút đá không phải là loài hấp dẫn nhất, nhưng chúng tôi lại rất… ngưỡng mộ. Chúng đã xuất hiện trên Trái đất cách đây hàng trăm triệu năm, từ thời khủng long và nhiều loài khác đã tuyệt chủng từ lâu". 

Khi được kéo ra và phơi khô sẽ trở nên giống lụa. Từ đó tạo nên một vật liệu sinh học tổng hợp mới có độ bền cực kỳ ấn tượng mà lại thân thiện với môi trường.

Các nhà khoa học sẽ tạo nên phiên bản nhân tạo dựa trên đặc tính vật lý của chất nhầy do cá mút tiết ra nhưng với độ dày đáng kể nhằm bảo vệ thợ lặn,tên lửa đạn đạo, dùng trong cứu hỏa hay thậm chí để ngăn ngừa cá mập!

Không lo cá mập cắn đứt cáp internet nữa nếu sử dụng vật liệu siêu bền này! - Ảnh 4.

Chúng ta có thể nuôi cá mút đá để lấy tơ như nuôi tằm vậy. Ảnh Internet.

Một đặc tính khó tin của chất nhờn do cá mút tiết ra là sự tăng kích thước tới 10.000 lần khi tiếp xúc với nước biển. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quân sự Hải quân (Naval Surface Warfare Centre) đang nghiên cứu nhằm khai thác đặc tính này trong quân sự.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn E. coli để chế tạo ra loại protein tương tự, loại sợi này hứa hẹn sẽ tạo nên các vật liệu siêu nhẹ và bền như chế tạo ra các bộ áo giáp bảo vệ quân nhân hay lính cứu hỏa, thợ lặn...

Dù chỉ mới thử nghiệm ứng dụng dùng tơ của các mút đá để dệt thành quần áo nhẹ, bền, thoáng khí, co giãn tốt cho các nhà thể thao hay áo chống đạn nhưng tiềm năng của loại tơ này là rất lớn.

Tổng hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại