Bài viết dưới đây là chia sẻ của ông Lý Khương (Nam Ninh, Trung Quốc) đang được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.
Có con trai nhưng tôi vẫn chỉ có một mình khi vào viện
Năm nay tôi vừa tròn 70 tuổi. Tôi có một cậu trong trai tên Lý Cường, 40 tuổi, làm quản lý cấp trung tại doanh nghiệp tư nhân.
Sáu tháng trước, tôi đột nhiên bị khó thở và phải vào viện cấp cứu. Sau khi khám tổng quát, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ung thư phổi và phải nhập viện để xạ trị trong vòng 2 tháng. Ngay khi biết tin này, tôi đã gọi điện luôn cho con trai. Thay vì bỏ hết công việc ở lại để vào với tôi, Lý Cường lại nói điều mà tôi không muốn nghe. “Bây giờ, bố đã vào viện và được bác sĩ chăm sóc. Bố chỉ cần nghe lời bác sĩ, uống thuốc đúng giờ là bệnh tình sẽ thuyên giảm. Hiện tại, công việc của con đang rất nhiều. Con chưa thể về ngay được. Bố hãy chăm sóc bản thân khi ở trong viện nhé”, con trai đã nói điều này với tôi qua điện thoại.
Khi nghe được những lời này tôi thực sự rất buồn. Ban đầu tôi hy vọng con trai sẽ đưa vợ và cháu về thăm. Nhưng sự thật là nó thậm chí còn chẳng có thời gian để về lấy 1 ngày. Đêm đó, tôi nằm một mình trên giường bệnh mà nước mắt lưng tròng.
Kể từ khi lên thành phố học và lập nghiệp, con trai hiếm khi về thăm bố. Giờ nằm viện, chúng chẳng dành được 1 ngày để về hỏi han. Tôi hiểu rằng công việc rất quan trọng. Nhưng trong lúc đau ốm này, tôi thực sự rất cần người quan tâm, chăm sóc.
May mắn, trong thời gian nằm viện, ông bạn hàng xóm, Tiểu Hà vẫn thường xuyên vào thăm tôi. Ông ấy chủ động giúp tôi thu dọn đồ đạc và làm những thủ tục giấy tờ. Biết con trai tôi bận, ông đề xuất sẽ phụ trách mua bán và nấu cơm mang vào viện.
Ảnh minh hoạ
Trong tháng đầu nhập viện, tôi đã gọi hàng chục cuộc điện thoại cho con trai. Nhưng Tiểu Cường không bắt máy. Nếu có nghe thì cũng chỉ hỏi han được vài câu rồi lại lấy lý do bận công việc.
Mãi cho đến tháng 2, con trai mới chủ động gọi điện để hỏi số phòng nhằm vào thăm. Nhưng cuộc gặp gỡ cũng chỉ kéo dài chừng 30 phút rồi con lại vội vã rời đi. Nhìn thấy cảnh này, tôi thực sự rất thất vọng. Mang căn bệnh ung thư, lại suy nghĩ nhiều về chuyện con cái, bệnh tình của tôi ngày càng trở nặng.
Di chúc được sửa đổi
Sau 2 tháng điều trị, bác sĩ thông báo bệnh tình của tôi đã chuyển sang mức nguy kịch nên yêu cầu phải phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, ca mổ này chỉ đạt tỷ lệ thành công 50%. Khi nghe thấy vậy, tâm trạng của tôi trùng xuống. Nằm trên giường bệnh, tôi cảm thấy cô đơn và lo lắng.
Tôi luôn bao dung với con trai mình, chưa bao giờ đòi hỏi chúng quá nhiều thời gian hay tiền bạc. Thế nhưng vào giây phút cận kề sinh tử, con trai không thể nghỉ 1 ngày để đến gặp tôi. Điều này khiến người làm bố như tôi cảm thấy thất vọng tột cùng.
Ảnh minh hoạ
Trong lúc đó, tôi đã nảy ra suy nghĩ nếu ca phẫu thuật thành công bản di chúc sẽ được sửa đổi. Toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời, tôi sẽ để lại cho người chăm sóc mình suốt những tháng qua, đó chính là ông bạn hàng xóm Tiểu Hà.
Ngày hôm đó, tôi đã trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Người đưa và đón tôi ra từ phòng mổ vẫn chỉ có Tiểu Hà. Con trai ruột của tôi thậm chí chẳng gọi về cho bố lấy một cuộc trước ngày làm phẫu thuật. Sau ca mổ, tôi nằm viện khoảng 1 tháng thì được về nhà.
Ngay hôm đó, tôi đã đến văn phòng luật sư cùng với Tiểu Hà để sửa lại di chúc. Tôi đã quyết định để lại toàn bộ 2 căn nhà cùng 1 triệu NDT (3,3 tỷ đồng) tiền tiết kiệm cho ông bạn này.
Chưa đầy một tuần sau khi sửa lại di chúc, con trai tôi về nhà. Đến lúc này, nó mới nói cho tôi biết lý do không thể bên tôi lúc đau ốm. Vì mong muốn có một công việc thu nhập cao hơn nhằm trang trải chi phí chữa bệnh cho bố, Tiểu Cường đã chuyển sang một công ty khác. Do có nhiều giấy tờ phải xin dấu xác nhận của các bên nên con trai đã không thể chăm sóc tôi ở thời điểm đó.
Sau khi nghe được điều này, 2 bố con tôi đã òa khóc. Lúc này, tôi mới nhận ra rằng con trai đã âm thầm chăm sóc mình theo cách riêng. Hóa ra con mong kiếm tiền để có thể lo toàn bộ viện phí giúp tôi không cần tiêu đến khoản tiền tiết kiệm. Trong khi đó, tôi lại hiểu lầm con trai mình.
Sau này, tôi đã phải thay đổi lại di chúc. Bản thân tôi cũng bắt đầu hiểu ra rằng tình yêu gia đình không phải là một giao dịch, có qua là buộc phải lại. Điều quan trọng là bố mẹ và con cái phải có sự bao dung lẫn nhau. Là cha mẹ, chúng ta không nên tự mình phán xét mà hãy đặt mình vào con cái để cảm nhận được mong muốn của chúng.
Sự hiểu lầm này cũng khiến tôi nhận ra rằng, mình cần giao tiếp với con cái nhiều hơn thay vì xung đột với chúng ở những năm cuối đời. Kể từ đó, tôi và các con dần hiểu nhau hơn, trân trọng những khoảnh khắc bên nhau mà gạt đi những thiếu sót đang có.