Không chỉ dậy từ 6h30 sáng, làm việc 80 tiếng hàng tuần, mặt tối của văn hóa làm việc tại Nhật Bản còn khủng khiếp hơn thế

DIỆP LỤC |

Các nhân viên nữ và nam tại Nhật Bản đều phải đối mặt với nhiều áp lực khiến họ mơ về một tương lai thay đổi tiến bộ hơn.

Cô Yuko (25 tuổi) lộ vẻ mệt mỏi khi ngồi trong một quán rượu nhỏ nằm ở quận Kanda của Tokyo. 

Cô làm kế toán cho một trong những công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản. Cô thường xuyên đến đây với các đồng nghiệp của mình vài lần trong một tuần.

Ngồi đằng sau cô cũng là những người làm nhân viên văn phòng, họ cũng đến từ những công ty kinh doanh phát đạt của Nhật Bản. 

Các công ty này đem đến cho nhân viên mức lương hậu hĩnh, việc làm trọn đời cũng nhiều lợi ích khác kèm theo. Tuy nhiên, đổi lại, họ phải bán sức lao đồng hàng tiếng đồng hồ kèm theo các quy định làm việc khắt khe.

Càng ngày, những người phụ nữ như Yuko càng nổi bật giữa nhóm đàn ông văn phòng. Họ là những người trẻ tuổi, lao vào kiếm tiền với mục đích có một sự nghiệp lớn và một cuộc sống ổn định hơn. 

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật Bản tham gia lao động, tăng khoảng 70% kể từ năm 2000, nhờ vào sự thay đổi về mức lương, nhu cầu lao động tăng và nỗ lực của chính phủ trong việc gia tăng số lượng lao động nữ trong xã hội. 

Tuy nhiên, sự phân biệt về giới vẫn ân sâu trong văn hóa công sở của Nhật Bản.

Không chỉ dậy từ 6h30 sáng, làm việc 80 tiếng hàng tuần, mặt tối của văn hóa làm việc tại Nhật Bản còn khủng khiếp hơn thế - Ảnh 1.

Yuko, một nữ nhân viên văn phòng.

Yuko bắt đầu ngày mới vào lúc 6h30 sáng trong khu ký túc xá của công ty dành cho các nhân viên độc thân sinh sống. 

Tất cả họ đều có căn phòng riêng rất đẹp và trẻ trung, đó là một sự đối đãi vô cùng tốt. Các nhân viên nữ ăn sáng trong một phòng ăn chung, sau đó di chuyển đến tàu điện ngầm và chờ đợi hàng giờ để đến được công ty.

Yuko làm việc đến khoảng 8h tối và vào ban đêm cô thường đi chơi với các đồng nghiệp. Yuko cho biết cô thường bị mất ngủ đến nửa nêm nhưng mọi thứ không thành vấn đề. 

Cô ấy trẻ trung và đang tràn đầy năng lượng, Yuko nói rằng cô luôn thể hiện mình là một người mạnh mẽ, dẻo dai bởi vì một số quản lý là nam giới thường coi phụ nữ là phái yếu hơn.

Naohiro Yashiro, một nhà kinh tế học cho hay, một tuần làm việc 80 tiếng đồng hồ là phổ biến ở Nhật Bản. Điều này dẫn đến tình trạng gọi là "Karoshi", một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tử vong do làm việc quá sức. 

Vào năm 2017, Bộ Lao động nước này cho hay, đã có 190 người tử vong vì lao động quá sức hoặc tự tử do mệt mỏi vì áp lực công việc.

Với tinh thần đặt lợi ích nhóm lên trên lợi ích cá nhân đã tạo ra một văn hóa công sở khác biệt ở Nhật Bản đó là ngủ ít hơn, dành nhiều thời gian ở văn phòng và tử vong nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Không chỉ dậy từ 6h30 sáng, làm việc 80 tiếng hàng tuần, mặt tối của văn hóa làm việc tại Nhật Bản còn khủng khiếp hơn thế - Ảnh 2.

Nhiều nhân viên văn phòng ở Nhật Bản đã tử vong vì làm việc quá sức.

Nhà kinh tế học Yashiro cho hay, ngày nay, càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, họ buộc phải đối mặt với tình huống khó khăn khi phải lựa chọn sự nghiệp hay chăm sóc con cái. 

Trên thực tế, 3/4 phụ nữ độc thân ở vị trí quản lý nghĩ rằng thành công trong sự nghiệp của họ sẽ khiến việc tìm chồng trở nên khó khăn hơn, theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm ngoái của Hiệp hội các nhà hoạch định tài chính Nhật Bản.

Yuko đã có bạn trai. Cô muốn kết hôn nhưng người yêu của cô ở nước ngoài trong vòng hai năm. 

Bạn trai Yuko làm cùng công ty với cô và Yuko sắp tới cũng được yêu cầu thực hiện chuyến đi ra nước ngoài tương tự như bạn trai trong vòng một vài năm nữa, khoảng thời gian mà cô muốn lập gia đình. 

Hiện tại, Yuko đang đợi ngày bạn trai trở về. "Tôi rất lo lắng. Hiện tại không có một giải pháp nào cho tình thế này", Yuko nói.

Công ty từng có một chính sách cho phép các cặp vợ chồng đi nước ngoài cùng nhau, nhưng nó chỉ dành cho các trợ lý hành chính nữ kết hôn với các giám đốc điều hành nam. 

Yuko nói rằng cô đang cố gắng thuyết phục người quản lý của mình áp dụng lại chính sách đó và mở rộng thêm cả những trường hợp quản lý nữ nhưng cho đến nay không có gì thay đổi.

Nhiều công ty ở Nhật Bản hiện nay diễn ra tình trạng nhiều nhân viên nữ bị buộc phải thôi việc khi họ mang thai vì không đảm bảo được hiệu suất công việc. 

Nhiều nữ nhân viên đã lựa chọn đảm nhiệm các vị trí bán thời gian, dù không được đi kèm theo các lợi ích khác nhưng họ lại có nhiều thời gian hơn cho gia đình. 

Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản, hơn một nửa số phụ nữ lao động hiện nay là những người làm việc bán thời gian.

Không chỉ dậy từ 6h30 sáng, làm việc 80 tiếng hàng tuần, mặt tối của văn hóa làm việc tại Nhật Bản còn khủng khiếp hơn thế - Ảnh 3.

Các nhân viên nữ có gia đình thường phải chọn công việc bán thời gian.

Shiori Yoshino, 32 tuổi, làm việc tại một công ty tài chính lớn của Nhật Bản, khi con trai cô chào đời, cô mất 1 năm rưỡi để nghỉ thai sản, bắt đầu từ 6 tuần trước ngày dự sinh. 

Cô chỉ được nhận toàn bộ số tiền lương trước đó khi con trai cô được 8 tuần tuổi. 

Hiện con trai của cô đã được 4 tuổi, cậu bé học tại một trường mẫu giáo được chính phủ trợ cấp. Cô nhận công việc bán thời gian và rời văn phòng vào lúc 15h30 để đến đón con trai.

Ông Chisa Uhira, thuộc Hakuhodo Work Woman Lab - một nhóm nghiên cứu nghiên cứu phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 không có con, nói rằng nhiều phụ nữ trẻ muốn có sự bình đẳng hơn nhưng không có ý tưởng rõ ràng về việc đó sẽ như thế nào. 

Bởi vì họ hầu hết được nuôi dưỡng bởi những người mẹ chỉ quanh quẩn trong bếp núc và họ cảm thấy áp lực phải sống theo những tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy phụ nữ trẻ sẵn sàng thay đổi.

Nhiều công ty đã có thêm chi phí trợ cấp cho nhân viên thuê người trông trẻ như công ty của Yoshino. Tuy nhiên, chỉ có 5% các bà mẹ Nhật Bản thuê người giữ trẻ, theo một cuộc khảo sát năm 2017 của Kidsline. 

Giá thuê một người trông trẻ rất đắt và nhiều người phụ nữ cho rằng việc thuê bảo mẫu là một điều tồi tệ.

Hiroki Tachibana, 28 tuổi, làm việc cho một tổ chức công cộng lớn nói rằng anh hy vọng sẽ chia sẻ nhiệm vụ làm cha mẹ khi có con. Tuy nhiên, văn hóa công sở ở Nhật Bản khiến điều này trở nên khó khăn hơn. 

Các nhà quản lý nam thích các nhân viên của họ không rời công ty sớm để về nhà chăm con cùng với vợ. 

Trong khi đó, các đồng nghiệp nam của Tachibana không phàn nàn về việc thiếu thời gian cho con cái mà họ than vãn chuyện phải làm thêm việc của các đồng nghiệp nữ khi họ về nhà sớm.

Không chỉ dậy từ 6h30 sáng, làm việc 80 tiếng hàng tuần, mặt tối của văn hóa làm việc tại Nhật Bản còn khủng khiếp hơn thế - Ảnh 4.

Các nam nhân viên văn phòng cũng bị chèn ép.

Các nam nhân viên văn phòng cũng gặp tình cảnh bị chèn ép. Anh Tachibana chia sẻ rằng, anh đã bị nhà quản lý bắt nạt vì có những sở thích nữ tính như nấu ăn. 

Họ cũng chế giễu anh ấy có phải là người đồng tính hay không. Một cuộc khảo sát gần đây của chính phủ cho thấy một phần ba người lao động tại Nhật Bản đã trải qua cái gọi là quấy rối quyền lực bởi các nhà quản lý. 

Họ đã lạm dụng quyền lực của mình để làm tổn thương thể xác và tinh thần của các nhân viên. Tachibana hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi khi thế hệ của anh 10 năm nữa sẽ trở thành những nhà quản lý và họ có những tư tưởng tiến bộ hơn so với bây giờ.

Konishi, 30 tuổi, là một nhà tư vấn thương hiệu. Trong thời gian làm việc tại Amazon chi nhánh Nhật Bản, cô đã ngạc nhiên bởi số lượng lớn các nhà quản lý nữ. 

Bởi lẽ, tại các công ty của Nhật Bản, phụ nữ nắm vai trò cấp cao chỉ chiếm 5%, trong khi bộ phận làm việc của cô tại Amazon con số này là gần một nửa. 

Cô Konishi cho hay, tại công ty nước ngoài này, họ cho phép nhân viên tự quản lý thời gian làm việc và về nhà. Cô và các nhân viên ở đây không bị áp lực về thời gian làm việc. Họ có nhiều thời gian để chăm sóc con cái và gia đình.

Konishi mong các công ty khác của Nhật Bản cũng sẽ thay đổi thoáng hơn về mặt thời gian. 

Nữ nhân viên văn phòng Yuko cũng hy vọng trong tương lai cô sẽ có một gia đình ấm cúng và một công việc toàn thời gian. Phụ nữ không phải hy sinh công việc để chăm lo cho gia đình nữa. 

Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào thời gian.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại