Phương pháp Montessori nổi tiếng không chỉ vì nó khuyến khích cách học trải nghiệm và những hoạt động tự điều hướng mà còn bởi những giáo viên Montessori khuyến khích học sinh trân trọng những giá trị và kỹ năng như tự lập, tự chủ và tư duy phản biện.
Những điều này sẽ vô cùng hữu ích cho học sinh không chỉ trong môi trường giáo dục mà thậm chí là cả trong những hoạt động thường ngày ở nhà, bao gồm cả vui chơi.
Ảnh minh họa
Trong một bài báo của trang Motherly, Christina Clemer, một giáo viên Montessori với chứng nhận của Hiệp hội Montessori Mỹ, đã chia sẻ cách cô và những giáo viên khác thường làm để khuyến khích học sinh tự dọn đồ chơi sau giờ chơi.
1. Biến sự ngăn nắp sạch sẽ trở thành một phần của cuộc sống thường ngày
Chắc hẳn bạn đã nghe điều này rất nhiều lần trước đây - rằng trẻ học được hầu hết từ những gì chúng thấy từ những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ chúng trong cuộc sống thường ngày. Nếu ngăn nắp và gọn gàng không phải là một thứ mà bố mẹ thường coi trọng hàng ngày thì sẽ rất khó để khuyên con làm điều đó.
Một phần để thiết lập thói quen sạch sẽ là bỏ tất cả mọi món đồ trong nhà, bao gồm cả đồ chơi của trẻ ở những vị trí được định sẵn. Nếu trẻ biết được nơi để bỏ lại đồ vừa dùng, con sẽ có động lực để tự dọn dẹp hơn.
2. Vứt bớt đồ không còn dùng nữa
Ảnh minh họa
Để duy trì sự gọn gàng ngăn nắp của nhà bạn và để đảm bảo rằng sự bừa bộn không vượt quá ngoài tầm kiểm soát, có thể bạn sẽ muốn bỏ bớt đi những món đồ chơi mà con không còn chơi nữa. Bạn có thể để ra một ngày mà bạn và con có thể cùng nhau quyết định xem nên giữ đồ chơi nào và có thể vứt đi cái nào. Sau khi quyết định xong những đồ chơi nào được giữ thì hãy nhớ chỉ cho trẻ nơi cất từng loại đồ.
3. Bắt đầu luyện cho con từ sớm
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết não bộ rất nhanh trước khi chào đời cho đến khi những năm đầu đời, nó giống như một miếng bọt biển để hấp thu kiến thức vậy. Những thói quen như tự dọn dẹp, đặc biệt là khi chúng được hình thành từ sớm, có thể trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của con và con sẽ tiếp tục những thói quen đấy thậm chí là khi đã trưởng thành.
4. Đặt ra những kỳ vọng và mong đợi rõ ràng (và thống nhất)
Để giúp hướng dẫn con bạn tự dọn đồ chơi thì việc nêu những nguyên tắc và những kỳ vọng một cách rõ ràng và dễ hiểu là vô cùng quan trọng.
Ví dụ, liệu có cần dọn hết đồ chơi vào cuối ngày hay không, hay trẻ được phép để một vài món đồ chơi ở khu vực chơi được định sẵn? Liệu tất cả các đồ chơi có cần được sắp xếp theo loại hay có thể để trộn lẫn với những loại đồ chơi khác trong một thùng đựng?
Ảnh minh họa
Dù bạn có muốn đặt ra nguyên tắc nào thì việc thống nhất và kiên định khi thực hiện mới là điều quan trọng nhất. Bởi vì con có thể thỉnh thoảng quên mất những nguyên tắc nên cô Christina gợi ý rằng bố mẹ nên gợi nhắc cho con thường xuyên cho đến khi trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện mà không cần ai nhắc nhở gì nữa.
5. Giúp trẻ
Bạn có thể nhận ra rằng con có thể thỉnh thoảng bị thấy quá sức bởi nhiệm vụ dọn dẹp, đặc biệt là nếu con đã dành cả ngày chơi với rất nhiều đồ chơi. Những lúc như vậy, bạn có thể thử giúp con hoàn thành nhiệm vụ.
Đó là một cách rất hay để gợi nhắc cho con nhớ rằng con không đơn độc và con hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ nếu con phải đối mặt với một trách nhiệm khó khăn.
6. Chia nhỏ công việc ra
Ảnh minh họa
Một cách khác để giúp những đứa trẻ cảm thấy nhiệm vụ dọn dẹp quá to tát đối với chúng chính là chia nhiệm vụ thành một quá trình bao gồm những bước nhỏ.
Hãy bắt đầu bằng cách để trẻ giúp bạn viết ra tất cả những gì cần làm, bắt đầu với những bước "dễ thở" như trả những món đồ về đúng vị trí cũ và dần dần chuyển sang những trách nhiệm lớn hơn.
Chia công việc ra sẽ giúp điều hướng cho con theo hướng mà con phải đi để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
7. Khơi gợi cảm giác tích cực khi thực hiện nhiệm vụ
Chúng ta đã luôn nghe về sức mạnh của quan điểm nhìn nhận khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Thái độ tích cực đối với những tình huống như thế có thể cho chúng ta động lực để làm việc thật chăm chỉ.
Đối với công việc dọn dẹp cũng thế, nó sẽ giúp hình thành nên cách nhìn nhận rằng gọn gàng và ngăn nắp không nên là một thứ gì đó khiến chúng cảm thấy mệt mỏi và ghét bỏ.
Nguồn: Smartparenting