Từ khi nhà nước bắt đầu ban hành quy định thực hiện cấp mới căn cước công dân, nơi ồn ào bận rộn ngày đêm không chỉ có những địa điểm cấp căn cước mà trên các trang mạng xã hội cũng không kém phần xôn xao.
Bên cạnh những tấm ảnh "để đời" được dân tình ầm ầm chia sẻ đau thường cũng xảy ra không ít câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra trong quá trình chụp ảnh.
Cụ ông diện áo dài khăn xếp đỏ chụp căn cước
Một đoạn video ghi lại hình ảnh cụ ông diện một bộ áo dài, khăn xếp đỏ truyền thống đi làm căn cước tại điểm Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội thu hút sự chú ý của nhiều người.
Cụ ông diện trang phục truyền thống chụp ảnh căn cước
Sự chỉnh chu từ trang phục của cụ khi đi làm căn cước của cụ không chỉ thể hiện việc trân trọng hình ảnh bản thân mà còn trân trọng chính giá trị văn hóa của dân tộc. Cùng nét mặt vui vẻ, hiền hậu, cụ đã khiến cho bầu không khí nơi cơ quan hành chính đang nghiêm túc cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Cẩn thận vuốt lại mái tóc bạc trắng, cụ ông không quên hỏi "ảnh ông chụp có đẹp không?"
Tuy không mặc áo dài khăn xếp nhưng một cụ ông khác cũng thể hiện sự chỉn chu, trân trọng với tấm căn cước của mình không kém phần. Cụ ông dù tóc đã bạc trắng đầu, nhưng trước khi chụp vẫn xin nước cẩn thận soi gương chải lại tóc tai, quần áo ngay ngắn.
Cụ ông cẩn thận xin nước vuốt lại mái tóc bạc trắng
Khi vừa chụp xong, không giống như nhiều người cao tuổi khác chỉ đi làm theo đúng luật, cụ vẫn rất quan tâm đến tấm hình trên căn cước của mình và hỏi nhỏ các anh công an "ảnh ông chụp có đẹp không?". Nhìn nụ cười rạng rỡ, phong thái điềm tĩnh cùng vẻ ngoài gọn gàng chỉn chu của cụ, không ít thanh niên mong ước về già cũng có thể được như vậy.
Cụ bà đi làm căn cước nhưng nhất định không cho chụp mặt
Cụ bà khiến dân tình bật cười khi đi chụp ảnh căn cước nhưng cụ nhất định không cho các anh công an... chụp mặt. Điều này khiến những người làm nhiệm vụ không khỏi bối rối. Dù một người đã đến dỗ dành nhưng cụ vẫn nhất quyết không quay lại mà đưa lưng về phía ống kính máy ảnh.
Cụ bà nhất định không quay mặt lại chụp ảnh
Không rõ lý do của sự tình dở khóc dở cười này là gì, có thể vì cụ có hiểu nhầm quá trình chụp ảnh làm căn cước. Tuy nhiên nhiều người rất hài hước đồn đoán do "cụ xem các cháu review chụp ảnh căn cước quá nhiều."
Anh công an cầm lược tự tay chải tóc cho nam thanh niên
Dù phải tiếp nhận rất hàng trăm hồ sơ trong một ngày, luân phiên làm việc không ngừng cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn có rất nhiều người chiến sĩ công an có tâm vẫn cẩn thận chỉnh trang lại cho người dân để có một tấm ảnh căn cước "sửa chữa sai lầm tuổi 15".
Người công an cẩn thận cầm lược chải tóc cho nam thanh niên
Người công an tại điểm cấp căn cước quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng trong câu chuyện này chính là một trong số đó. Không chỉ chỉnh dáng ngồi hay góc độ gương mặt, người công an này còn cẩn thận cầm lược chải lại gọn gàng mái tóc cho nam thanh niên. Cộng đồng mạng không khỏi ghen tị với công dân này khi "gặp đúng người, đúng thời điểm."
Dầm mưa đến làm căn cước, thiếu nữ nhận cái kết không thể ngọt hơn
Một hành động khác cũng nhận được vô số lời khen nức nở khi đồng chí công an này thậm chí còn tận tình ... sấy tóc cho bạn nữ đến làm căn cước. Theo lời kể của nhân vật chính, khi đến điểm làm căn cước, trời vừa mưa vừa tối khiến tóc bạn ướt đến mức không thể chụp ảnh. Dù khi ấy đã rất muộn, bạn là người cuối cùng của ca, nhưng vẫn được anh công an này vẫn tận tay giúp bạn sấy khô tóc.
Thiếu nữ dầm mưa đến nơi và được anh công an sấy khô tóc
Chứng kiến hành động đầy dịu dàng, nhiều thiếu nữ bày tỏ chấp nhận đi mưa để được làm căn cước như vậy. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ khả năng cô gái nhân vật chính trong câu chuyện là người nhà hoặc người yêu của chiến sĩ công an ga lăng này.
Từ đầu năm 2021, nhà nước chính thức triển khai cấp công cước gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam. Khi xin cấp đổi, cấp lại CCCD gắn chip trước 30/6/2021, lệ phí chỉ còn một nửa nên trong thời gian này đã có rất đông công dân đến các địa điểm để tiến hành thủ tục.
Một số trường hợp được ưu tiên cấp CCCD gắn chip gồm:
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD;
- Người đã được cấp CMND 9 số;
- Người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi thông tin...