Theo ghi nhận, chuyến tàu này chạy rất chậm để nhiều đơn vị liên quan từ Bộ Giao thông vận tải, Công ty Cổ phần đường sắt Sài Gòn, chính quyền địa phương quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh cùng nhiều kỹ sư, công nhân giám sát.
Cận cảnh bánh tàu chạy qua đường ray mới
“Kế hoạch là sẽ thu phí những phương tiện thủy trọng tải hơn 300 tấn lưu thông qua dưới cầu để bù lại số vốn đầu tư cho dự án” - Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Còn ông Vũ Đức Cúc, tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Đô thị xanh (chủ đầu tư 60% cổ phẩn) cho biết thêm: “Trong thời gian tiếp theo sẽ triển khai dự án cải tạo lại luồng sông Sài Gòn từ cầu sắt Bình Lợi đến cảng Bến Xúc, chiều dài là 71 km để tàu khoảng 1.000 tấn có thể lưu thông qua đây dễ dàng”.
Cầu đường sắt BÌnh Lợi cũ và mới trước khoảnh khắc tàu mới chạy
Đường ray mới được lắp đặt xong
Như vậy, tính đến hôm nay cầu đường sắt Bình Lợi cũ đã hoàn thành sứ mệnh 117 năm. Cầu vượt đường sắt Bình Lợi mới có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, có tổng chiều dài phần cầu đường sắt 1,3 km, độ tĩnh không được nâng lên 7 m đảm bảo cho tàu 1.000 tấn lưu thông qua an toàn.
Trước đó, vào khoảng gần 10h cùng ngày, khi tàu SE6 chở 290 hành khách từ Nam ra Bắc là chuyến tàu cuối cùng đi qua cầu Bình Lợi cũ, cũng là lúc gần cả trăm công nhân, kỹ sư tất bật ghép nối giữa đường ray cũ và đường ray mới.
Các công nhân đang lắp đặt trụ tín hiệu đường sắt
Trụ cảm biến được lắp đặt trước khi tàu chạy
Các công nhân tất bật lắp ghép nút giao giữa đường ray cũ và mới
Hàng chục công nhân tất bật ghép nối đường ray
Các nút nối giữa các đoạn đường ray được hàn dưới sự giám sát của kỹ sư.