Khoa học giải thích cú sút phạt không tưởng của Roberto Carlos năm 1997

Tuyên Quang |

Vào ngày 3/6/1997, Roberto Carlos đã gây sửng sốt với một trong những cú đá phạt ngoạn mục nhất trong lịch sử bóng đá. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Brazil đã ghi bàn thắng nổi tiếng trong trận hòa 1-1 với Pháp.

Trong trận đấu giữa Brazil và Pháp mở màn Tournoi de France 1997, cầu thủ trẻ người Braxin Roberto Carlos đã thực hiện một cú sút phạt thành bàn ở khoảng cách 35m.

Tournoi de France 1997 là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức tại Pháp vào đầu tháng 6 năm 1997 và là giải đấu khởi động cho World Cup 1998. Bốn đội tuyển quốc gia tham gia vào giải đấu là Brasil, Anh, chủ nhà Pháp, và Ý.

Khoa học giải thích cú sút phạt không tưởng của Roberto Carlos năm 1997 - Ảnh 1.

Hai thập kỷ sau, Roberto Carlos nói rằng anh vẫn còn ấn tượng khi nhìn lại cảnh quay về cú đá của mình.

"Thành thật mà nói, cho đến ngày hôm nay tôi không biết mình đã làm điều đó như thế nào", anh nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ESPN Brasil năm 2017. 

"Đó là một bàn thắng đẹp. Nó đòi hỏi rất nhiều sự rèn luyện và chăm chỉ trong suốt sự nghiệp của tôi. Sự chăm chỉ đó đã được đền đáp, vì tôi đã có thể ghi được một bàn thắng tuyệt vời như vậy, đó là một khoảnh khắc đặc biệt đối với tôi".

Vì trước gôn có hàng rào cầu thủ chắn nên Carlos quyết định thực hiện điều dường như không tưởng này. Cú sút của anh đưa quả bóng bay vòng qua các cầu thủ hàng rào nhưng ngay khi chuẩn bị ra ngoài, nó ngoặt sang bên trái và liệng vào khung thành.

Trong suốt 18 năm trôi qua, Roberto Carlos không bao giờ cố gắng thực hiện cú đá phạt nào theo cách tương tự, vì anh ấy biết rằng thực tế không thể lặp lại sự hoàn hảo như vậy.

"Tôi chưa bao giờ cố gắng đá như vậy một lần nữa, vì tôi biết mình sẽ không bao giờ ghi bàn," anh nói. "Có rất nhiều cầu thủ giỏi hiện nay. Có thể sẽ mất một chút thời gian, nhưng một ngày nào đó sẽ có người ghi bàn tương tự. Nhưng tôi là người đầu tiên."

Tuy nhiên, khoa học không chắc chắn rằng bàn thắng như vậy sẽ được lặp lại ...

Bàn thắng của Roberto Carlos đã thách thức vật lý học và vẫn gây ấn tượng với các nhà khoa học ngày nay.

Khi cú đá phạt nổi tiếng xảy ra, các nhà vật lý từ khắp nơi trên thế giới đã bị bối rối bởi những hình ảnh họ nhìn thấy. Bàn thắng đó là chất xúc tác cho rất nhiều nghiên cứu và phân tích về khí động học và đường cong của quả bóng.

Một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất về bàn thắng này là của bốn nhà khoa học Pháp - Guillaume Dupeux, Anne Le Goff, David Quere và Christophe Clanet - được công bố trên Tạp chí Vật lý mới vào tháng 9/2010.

Trong nghiên cứu này, các nhà vật lý tiến hành một loạt các thí nghiệm và phân tích, dẫn đến một phương trình giải thích quỹ đạo của quả bóng và tất cả các lực đang hoạt động tại thời điểm chính xác đó.

"Quỹ đạo bóng có thể đi chệch khỏi vòng tròn, với điều kiện là cú sút đủ dài. Sau đó, quỹ đạo trở nên bất ngờ và không thể đoán trước được đối với thủ môn", họ viết.

"Đây là cách chúng tôi diễn giải bàn thắng nổi tiếng của cầu thủ Roberto Carlos trong trận đấu với Pháp vào năm 1997. Cú sút phạt này được sút từ khoảng cách gần 35 mét, tương đương với khoảng cách mà chúng tôi mong đợi về quỹ đạo bất ngờ này. 

Với điều kiện là cú sút đủ mạnh, hoàn toàn nằm trong khả năng của Roberto Carlos, quỹ đạo bóng uốn cong với vận tốc mãnh liệt về phía lưới, gây bất ngờ cho thủ môn".

Dupeux, Le Goff, Quere và Clanet kết luận rằng nếu các tính toán chính xác được thực hiện và khoảng cách và lực được lặp lại, cầu thủ khác có thể sao chép bàn thắng nổi tiếng này.

Tuy nhiên, điều này là không thể, theo ý kiến của một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của Brazil. Ông mô tả kiệt tác của Roberto Carlos là một "phép màu bóng đá".

"Mặc dù vật lý giải thích hoàn hảo quỹ đạo của quả bóng, nhưng các điều kiện trong thời điểm đó, như sức mạnh của cú đá, điểm tác động của chân của Carlos Carlos lên quả bóng và khoảng cách đến khung thành, chúng ta có thể gọi đó là một phép màu", giáo sư Luis Fernando Fontanari của Viện Vật lý - Đại học Sao Paulo (Brazil) nói. 

Ông nói thêm rằng, nếu quả bóng không dừng lại trong lưới, nó sẽ tiếp tục bay lên không trung, vẽ nên một quỹ đạo xoắn ốc đáng kinh ngạc, như hình ảnh trên cho thấy.

"Tôi không tin rằng chúng ta sẽ thấy điều gì đó như thế lại xảy ra", Fontanari nói.

Diễn giả Ted Talk là Erez Garty dựa trên định luật vật lý của Newton giải thích về hiện tượng quả bóng uốn cong vào lưới và cũng cho rằng lịch sử này khó lặp lại được.

Theo định luật 1 về chuyển động của Newton một vật thể sẽ giữ nguyên hướng và vận tốc cho đến khi có lực tác dụng lên nó. Khi Carlos sút bóng, anh tạo cho nó hướng di chuyển và vận tốc, nhưng lực nào đã ngoặt quả bóng đi và tạo ra một trong những bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử bóng đá?

Câu trả lời là sự xoáy. Carlos đá vào góc phải dưới của quả bóng, làm nó bay lên cao và về bên phải đồng thời cũng quay quanh trục của nó. Quả bóng bắt đầu bay theo một đường dường như là thẳng với luồng không khí ở cả hai phía làm nó chậm lại.

Một bên, luồng không khí chạy ngược chiều với vòng xoáy của quả bóng, làm tăng áp lực, nhưng ở bên kia, luồng không khí di chuyển cùng chiều với vòng xoáy, tạo ra một không gian áp lực thấp hơn. Sự chênh lệch đó đá khiến quả bóng hướng về phía có áp lực thấp hơn.

Hiện tượng này là hiệu ứng Magnus, được Issac Newton chứng minh sau khi ông để ý khi đang chơi tennis năm 1670.

Kiểu đá này, thường được gọi là kiểu trái chuối thường được thực hiện rất nhiều, và là một trong những điều làm trận đấu trở nên hấp dẫn hơn.

Nhưng, lái quả bóng với sự chính xác cần thiết để bay vòng qua hàng rào và bay trở lại cầu gôn là rất khó. Nếu đá quá cao, nó bay vút ra ngoài. Quá thấp, nó chạm đất trước khi bay vòng. Quá rộng, nó không thể vươn tới gôn. Quá hẹp và hậu vệ sẽ cản được nó. Quá chậm, nó cong quá sớm hoặc không kịp cong. Quá nhanh, nó cong quá muộn.

Nó cũng đúng với gôn, ném đĩa hay bóng chày. Ở mỗi trường hợp, mọi việc xảy ra như nhau. Quả bóng xoáy tạo ra sự chênh lệch áp lực của các luồng khí quanh nó và bẻ cong đường đi theo chiều của vòng xoáy.

Câu hỏi ở đây là về mặt lý thuyết, liệu bạn có thể sút bóng đủ mạnh để nó vòng lại ngay chỗ bạn không? Tiếc thay, không thể. 

Thậm chí nếu quả bóng không bị ngăn cản, khi không khí làm giảm tốc quả bóng, góc chệch sẽ tăng dần làm bóng bay theo những vòng tròn nhỏ dần cho tới khi dừng hẳn. Và để làm được điều đó bạn phải đá bóng quay nhanh gấp 15 lần cú sút huyền thoại của Carlos, điều mà hầu như không thể.

Đọc tin tức, xem thế giới động vật tại Soha.
Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Thắng 21-0, tuyển Việt Nam lập “siêu kỷ lục”, mở toang cánh cửa tranh vé World Cup

Thắng 21-0, tuyển Việt Nam lập “siêu kỷ lục”, mở toang cánh cửa tranh vé World Cup

17/01/2025 16:35

Tuyển futsal nữ Việt Nam quá mạnh trước Macau (Trung Quốc) và Thùy Trang cùng các đồng đội đã giành chiến thắng với một tỷ số không thể ấn tượng hơn.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top