Khoa học cảnh báo: Nóng lên toàn cầu có thể khiến virus gây bệnh "đội mồ sống dậy"

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học mới đây đưa ra cảnh báo rằng, virus cổ đại có thể “đội mồ sống dậy” nếu lớp băng vĩnh cửu đang giam hãm chúng ở Bắc Cực tan chảy do nóng lên toàn cầu.

Những virus ngàn năm có thể thức dậy và gây nên dịch bệnh khủng khiếp nếu chúng mất đi ngôi nhà là lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan rã do ảnh hưởng khủng khiếp của nóng lên toàn cầu.

Khoa học cảnh báo: Nóng lên toàn cầu có thể khiến virus gây bệnh đội mồ sống dậy - Ảnh 1.

Biến đổi khí hậu khiến băng ở Bắc Cực tan chảy. Ảnh: Getty

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu và hoạt động mãnh mẽ của việc khai thác mỏ, khoan và đào xới thường xuyên có thể xuyên qua lớp đất ẩn mình bên dưới lớp băng vĩnh cửu (Permafrost), nơi những loại virus cổ đại đang "ngủ quên".

Các nhà khoa học cảnh báo, những virus hàng ngàn năm có nguy cơ phơi nhiễm và có thể gây bệnh cho con người nếu chúng thức giấc.

Khoa học cảnh báo: Nóng lên toàn cầu có thể khiến virus gây bệnh đội mồ sống dậy - Ảnh 2.

Bắc Cực đang nóng lên nhanh nhất so với phần còn lại của Trái Đất. Ảnh: Sciencealert

Permafrost là tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Đây được coi là nơi lưu giữ, bảo tồn virus và vi khuẩn do thiếu oxy và nhiệt độ thấp. Khí nhiệt độ ở vòng Bắc Cực tăng, tầng đất Permafrost sẽ tan chảy và giải phóng những virus và vi khuẩn cổ đại.

Nóng lên toàn cầu gây ảnh hưởng lớn tới vùng Bắc Cực, khiến băng ở khu vực này có nguy cơ tan chảy cao. Nếu băng tan, các chất độc hại và vi khuẩn, virus bên dưới có thể được giải phóng và điều này có thể gây nên thảm họa.

Ean-Michel Claverie, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Aix-Marseille (Pháp), người đã phân tích nội dung DNA của các lớp băng vĩnh cửu từ năm 2014 để tìm kiếm dấu hiệu di truyền của virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm cho người và đã tìm ra bằng chứng của nhiều loại virus có thể gây nguy hiểm cho con người.

Virus nghìn năm có thể gây bệnh nguy hiểm trên toàn cầu

Claverie cho biết, một trong những loại virus cổ đại có thể đã từng gây ra bệnh dịch toàn cầu trong quá khứ. Nếu mầm bệnh không tiếp xúc với con người trong thời gian dài, hệ miễn dịch của chúng ta có thể chưa sẵn sàng đối phó và điều này rất nguy hiểm.

Trước đó, vào năm 2015, các nhà nghiên cứu ở Siberia đã phát hiện ra một loại virus cổ đại có tên gọi là Mollivirus sibericum. Con virus 30.000 năm tuổi này đã lây nhiễm thành công một loại amip không thể tự vệ trong phòng thí nghiệm.

Khoa học cảnh báo: Nóng lên toàn cầu có thể khiến virus gây bệnh đội mồ sống dậy - Ảnh 3.

Kích cỡ 'khủng" của vi khuẩn, virus cổ đại. Ảnh: PNAS

Khoảng một thập niên trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra mẫu Minivirus đầu tiên chôn bên dưới lớp băng ở lãnh nguyên Nga, chiều rộng của mẫu vật đo được là 1200 gen, gấp 2 lần chiều rộng của các loại virus truyền thống. (So sánh với virus HIV chỉ có 9 gen).

Ngoài ra, khi quan sát qua kính hiển vi, Mollivirus sibericum khác với hầu hết các virus ở chỗ nó có hơn 500 gen mã hóa cấu tạo protein.

Gần đây, một số chuyên gia nghiên cứu cho rằng, những virus khổng lồ có thể làm cho băng tan, trốn thoát và gây bệnh cho con người. Điều này nghe có vẻ giống với một bộ phim kinh dị năm 1990.

Nhà báo Carl Zimmer của tờ New York Times, đồng thời là tác giả của cuốn sách gần đây là "Một hành tinh của virus"cho biết rằng, đa số các virus khổng lồ này được tìm thấy sau khi đã làm tan chảy các mẫu băng Bắc Cực trong phòng thí nghiệm.

Zimmer cho hay: "Những virus này được xử lý cẩn thận trong phòng thí nghiệm và cung cấp thêm một đầu mối khác nữa cho thấy tỷ lệ phát triển một ổ dịch bệnh cổ đại là rất thấp."

Tuy nhiên, với tình trạng nóng lên toàn cầu không ngừng gia tăng khiến các nhà khoa học lo ngại vi khuẩn và virus cổ đại có thể trở lại và "tấn công" con người.

Nguồn: Independent, Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại