Khó tin: Trái Đất từng có một năm lạnh bất thường, không hề có mùa hè!

Cẩm Mai |

1816 là năm khác biệt trong lịch sử Trái Đất. Do những bất thường về khí hậu khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm 0,4 – 0,7° C, Bắc bán cầu đã không có mùa hè

Năm 1816 không chỉ lạnh bất thường, mà trời còn tối mù mịt kèm theo gió mưa. Những thay đổi khí hậu nghiêm trọng dẫn đến Bắc bán cầu không có mùa hè, gây ra tình trạng thiếu lương thực và điều kiện sống khắc nghiệt.

Khó tin: Trái Đất từng có một năm lạnh bất thường, không hề có mùa hè! - Ảnh 1.

Hình minh họa (nguồn: theparisreview.org)

Sau một thời gian dài, các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân sự bất thường của khí hậu. Lời giài thích nằm ở phía bên kia hành tinh, tại núi lửa Tambora ở Indonesia.

Vào ngày 5/4/1815, núi Tambora bắt đầu hoạt động ầm ầm. 4 tháng sau đó, núi lửa đã phát nổ và phun trào dung nham, trở thành vụ núi lửa phun trào lớn nhất trong lịch sử Trái Đất.

Nhiều người đã bị thiệt mạng vì núi lửa phun trào. Núi lửa đã phun quá nhiều tro và khí thảivào bầu khí quyển, che mất mặt trời khiến bầu trời tối đen. Thị trấn và nhà cửa bị phủ đầy tro bụi.

Các hạt bụi nhỏ hơn phun ra từ núi lửa đã xâm nhập vào tầng bình lưu, làm nhiệt độ trên hành tinh giảm đi 3 độ C. Hậu quả chỉ là tạm thời, nhưng cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khí hậu.

Khó tin: Trái Đất từng có một năm lạnh bất thường, không hề có mùa hè! - Ảnh 2.

Bản đồ thời tiết lạnh ở châu Âu trong dịp hè năm 1816.

Năm 1816 không có mùa hè ảnh hưởng đến châu Âu và Bắc Mỹ. Tình trạng sương giá và thiếu ánh nắng đã làm mùa màng thất bát, người dân thiếu thức ăn.

Bạo loạn thực phẩm nổ ra ở Anh và Pháp, các kho chứa ngũ cốc bị cướp phá. Ở Hungary đã thấy tuyết nâu và ở Italia thấy tuyết đỏ.

Nhà văn Mary Shelley và chồng bà là nhà thơ Percy Bysshe Shelley và nhà thơ Lord Byron đi nghỉ ở hồ Geneva trong thời tiết lạnh lẽo, đã có tác phẩm về năm 1816 không có mùa hè.

Trong khi phải ở trong nhà nhiều ngày do mưa liên tục và bầu trời ảm đạm, các nhà văn – nhà thơ đã viết mô tả môi trường ảm đạm, tối tăm lúc đó theo văn phong riêng của họ. Bà Mary Shelley đã viết tiểu thuyết kinh dị Frankenstein, lấy bối cảnh bão táp. Nhà thơ Lord Byron đã viết bài thơ "Bóng tối".

Theo thời gian, khí hậu trở nên ổn định trở lại, nhưng không thể phủ nhận nguy cơ vụ núi lửa phun trào lớn như vậy có thể tàn phá hành tinh.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Pages

/

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại