Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này

J.D |

30 năm trời, tỉnh Kerman phía Nam Iran phải chịu đựng tình trạng hạn hán cực độ, và đây là một trong những nơi đang phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình biến đổi khí hậu.

Vì biến đổi khí hậu mà thời tiết nhiều khu vực trở nên cực đoan hơn, bão nhiều và mạnh hơn, mùa hè thì cực nóng, đông thành rét đậm rét hại. Và đặc biệt, nó còn gây ra hạn hán kéo dài nữa.

Vậy nên có thể nói, việc ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu hiện đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Và để chứng minh điều đó thì Mohammad Baghal Asghari - một nhiếp ảnh gia mới đây đã công bố một bộ ảnh được thực hiện tại Kerman, phía Nam Iran. 

Người dân đã phải chịu đựng hạn hán kéo dài đến hơn 30 năm, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy biến đổi khí hậu đã xảy ra và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

Bộ ảnh mang tên: "Forgotten Dried Land" (tạm dịch: Vùng đất khô cằn bị lãng quên) đã cho thấy hậu quả thê thảm của hạn hán kéo dài tại Kerman và 2 khu vực khác là tỉnh Azarbaijan và tỉnh Khorasan. 

Giới chuyên môn đánh giá bộ ảnh mang lại cái nhìn trực diện về sự khổ sở của con người, khi sắp phải chứng kiến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trong lịch sử Trái đất.

Cơn hạn hán kéo dài 30 năm đã khiến nhiều giếng nước cản khô, nông dân không thể trồng trọt... Ngoài ra, việc thiếu đi các cơ sở y tế và nước cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh sinh sôi.

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 1.

Bé gái tại thành phố Ghale Ghanj, tay cầm những chiếc thùng rỗng không đi lấy nước.

"Vì không có mưa, hệ thống nước ngầm cũng bị phá hủy, dẫn đến việc trồng trọt là bất khả thi. Hàng ngàn cây cọ đã chết khô," - Asghari cho biết.

"Người dân tại Kerman chủ yếu trồng cọ và xuất khẩu chúng. Giờ thì họ mất đi nguồn thu chính rồi."

Không chỉ Kerman, hạn hán còn xảy ra ở vài khu vực khác như Tây Azarbaijan, Khorasan và Bushehr. Trong hình là cảnh gia súc chết rục giữa cái nắng gay gắt

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 2.

Bà lão mù loà tên Bibijan sống trong tuyệt vọng tại chính ngôi nhà của mình. Cây cối đã chết khô, nguồn nước thì cạn kiệt. Cụ bà đã mất hết gia đình, đang sống nương tựa vào hàng xóm.

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 3.

Để đối phó với hạn hán kéo dài, những năm gần đây người dân đã tìm cách trồng cọ bằng hóa chất. Tiếc là mọi chuyện đã không thành: nền kinh tế của họ không thể phục hồi, trong khi sức khỏe nông dân thì bị ảnh hưởng trầm trọng.

"Nhiều người đã rời đi, tìm cách bắt đầu cuộc sống mới tại thành phố khác, đất nước khác," - Asghari cho biết. "Người ở lại thì đang sống một cách khổ sở.

Nhiếp ảnh gia Asghari muốn thông qua bộ ảnh nhằm đặt vấn đề với chính phủ Iran, để họ biết tình hình hạn hán ở đây trầm trọng đến thế nào và sớm có giải pháp hiệu quả hơn để trợ giúp. Nhưng quan trọng hơn, ông cũng gửi gắm đến toàn thế giới một thông điệp: tiết kiệm nước. 

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 4.

Người trong lồng kia là nữ, tên Fatima Kamali. Cô mắc phải chứng bệnh nhỏ đầu - não không thể phát triển bình thường - dẫn đến việc không thể kiểm soát được hành động và buộc phải bị giam cầm

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 5.

Trung tâm thành phố Qaleh Ganji tỉnh Kerman. Cây cối tại đây đã chết khô sau khi nguồn nước cạn kiệt. Tình trạng hạn hán kéo dài hơn 30 năm đã gây ra thảm cảnh này.

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 6.

Các nguồn nước ngầm tại khu vực này đã cạn kiệt. Iran hiện tại đang phải đối mặt với 2 thách thức rất lớn: giải quyết hạn hán kéo dài không có dấu hiệu phục hồi, và tìm cách thuyết phục nông dân ngưng sử dụng nước ngầm một cách không kiểm soát.

Iran có khoảng 750.000 trạm bơm nước, nhưng đến 300.000 là bất hợp pháp. Đây là lý do lớn nhất khiến Liên Hợp Quốc đưa Iran từ một quốc gia đang "thiếu nước" trở thành "khan hiếm nước". Tình trạng này bi đát đến nỗi theo số liệu năm 2013, mỗi năm Iran mất đến 20.000ha đất trồng vì quá trình sa mạc hóa.

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 8.

Làng Chah Dad Koda tại Kerman

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 9.

Làng Chah Beid. Tại đây trẻ em mỗi tuần 1 lần phải đi bộ 3km để tắm tại một bể nước chung

Chùm ảnh cho thấy hiện thực đau lòng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay lúc này - Ảnh 10.

Trong hàng thế kỷ, người dân tại khu vực này đã luôn phụ thuộc vào hệ thống kênh nước ngầm cực kỳ phức tạp, mang nước từ núi cao xuống đồng bằng khô hạn. Tuy nhiên với sự xuất hiện của máy bơm nước chạy điện trong thế kỷ 20, mọi thứ đã trở nên hỗn loạn.

Với máy bơm, việc lấy nước trở nên dễ dàng hơn. Đổi lại, họ bắt đầu bơm nước vô tội vạ, khiến nước ngầm không đủ thời gian để tiếp tục tích lũy, cộng thêm tình trạng hạn hán kéo dài dẫn đến bị cạn kiệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại