Các con chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của cặp đôi đồng tính này. Nhưng đến khi quay lại thành phố Milan làm giấy khai sinh cho con, họ đã vướng phải tình huống trớ trêu.
Một thư kí tại cơ quan đăng kí đã từ chối làm giấy khai sinh cho hai bé vì kiên quyết cho rằng chúng không phải anh em ruột (?!).
Bởi trước đó, cặp đồng tính nam mỗi người đã dùng tinh trùng riêng của mình để tạo phôi.
Được biết, Ý là quốc gia không công nhận việc mang thai hộ là hợp pháp, cho dù có người cố tình hợp thức hóa điều này bằng cách - nhờ người mang thai hộ ở nước ngoài.
Được biết, vào đầu tuần trước, tòa án ở Milan đã chính thức đưa ra tuyên bố rằng: Dù hai bé sinh đôi nhưng không phải là anh em ruột.
Dù là cặp song sinh được sinh ra từ một mẹ nhưng hai cháu bé này vẫn không được công nhận là anh em. (Ảnh minh họa: Internet).
Sau khi nhận về phán quyết đầy chua xót này, cặp đôi đồng tính đã quyết định khởi kiện giành lấy quyền được làm cha của các con mình.
Ban đầu, thẩm phán đã bác đơn, nhưng cặp đôi tiếp tục kháng cáo, nhờ đó tòa án đã chấp nhận một phần yêu cầu của họ.
Chính vì sử dụng tinh trùng riêng để tạo phôi nên mỗi người sẽ nhận về cháu bé của mình. Tuy nhiên, về mặt pháp lí hai cháu bé vẫn không được xem là anh em ruột dù đã được sinh ra từ cùng một mẹ.
Dù phán quyết vẫn còn nhiều bất cập, nhưng theo bà Famiglie Arcobaleno - đại diện một tổ chức phi chính phủ (Famiglie Arcobaleno) đã lên tiếng ca ngợi quyết định của tòa án đồng thời coi đây là một bước tiến tích cực khi những quyền lợi của người đồng tính đã được quan tâm nhiều hơn.
"Đây là lần đầu tiên tòa án Ý đặt quyền lợi của những đứa trẻ lên hàng đầu thay vì đặt nặng vấn đề chúng được sinh ra như thế nào. Trước kia, chúng có quốc tịch Mỹ vì được sinh ra trên nước Mỹ, nhưng giờ đây chúng đã có thể nhập tịch Ý" - bà Marilena Grassadonia chia sẻ.
Ý là một trong những quốc gia có những luật định về sinh con nghiêm ngặt nhất châu Âu. Việc thụ tinh trong uống nghiệm trước nay đều chỉ giới hạn cho các cặp vợ chồng dị tính đã kết hôn hoặc chứng minh được họ có mối quan hệ ổn định.
Họ phải sử dụng chính trứng và tinh trùng của mình, và việc hiến tặng trứng, tinh trùng hay việc đẻ thuê đều được coi là bất hợp pháp.
Dù hiện tại, những quy định cũng đã nới lỏng hơn cho những người đồng tính, tuy nhiên, việc công nhận hôn nhân đồng tính cũng như những quyền cơ bản của giới LGBT vẫn chưa thật sự cởi mở.
Biểu tình đòi quyền lợi cho người đồng tính tại Ý. (Ảnh: Internet)
Được biết, trước đây, vào năm 2014, tòa án ở ở Cremona, một thị trấn phía bắc nước Ý đã đưa ra phán quyết: không cho đứa trẻ cùng sinh sống với bố mẹ của chúng vì phát hiện chúng được sinh ra ở Ukraine nhờ phương pháp mang thai hộ.