Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, Trung Quốc đang tệ gấp 10 lần so với những gì Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) định nghĩa là không gây tổn hại tới sức khỏe. Thủ phạm, khả năng nhất, là các nhà máy trên khắp quốc gia này. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc ghi nhận sự tăng liên tục ba tháng vào tháng 2. Xem xét kỹ lưỡng hơn các dữ liệu có thể thấy Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt.
Các cuộc khảo sát cho thấy hàng tồn kho đang giảm, các đơn hàng mới được tăng cường và niềm tin được cải thiện. Tất cả đều cho thấy những dấu hiệu tích cực. Cắt giảm thuế mới được công bố trong tuần này nối dài những thuận lợi đó.
Ô nhiễm là tác dụng phụ đáng tiếc của quá trình này, ít nhất là ở bây giời. Điều này sẽ được thay đổi khi ngành công nghiệp nặng trở thành một phần nhỏ hơn của nền kinh tế trong khi tiếp tục nâng cấp công nghệ để ngăn chặn ô nhiễm. Tuy nhiên, có vẻ trong tươi lai gần, người ta sẽ tiếp tục để các nhà máy gây ô nhiễm hoạt động hơn là chọn đóng cửa để có một bầu trời xanh.
Không khí nguy hại
Bắc Kinh nhận thức rõ sự cân bằng bấp bênh đến thế nào. Trung Quốc cần việc làm và tăng trưởng. Rõ ràng, sự ác cảm của công chúng đối với việc phải hít thở một bầu không khí bẩn và ô nhiễm chính là động lực cho các cuộc biểu tình. Như Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phát biểu trong phiên Khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, sẽ là một năm đầy thách thức ở phía trước.
Mục tiêu tăng trưởng
Trung Quốc đang nói nhiều đến mục tiêu tăng trưởng, dù nó chậm lại. Nó được đặt ở mức 6 đến 6,5% so với khoảng 6,5% của năm 2018. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có nhiều thời gian hơn để giải quyết một số vấn đề dài hạn của Trung Quốc. Điều đó bao gồm ô nhiễm, đống nợ khổng lồ của đất nước và mối quan hệ ngày càng cạnh tranh với Mỹ.
Kiểm soát nợ
Nói về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, trong tuần này, có thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nhà dàm phán thực hiện một thỏa thuận thương mại. Một chiến thắng lớn trên trường quốc tế kết hợp với một cú hích trên thị trường chứng khoán có thể kèm với một lợi thế trước cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể vần thời gian, bao gồm cả việc bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng cho một sự nhượng bộ lớn.
Sức mạnh quân sự
Chi tiêu quân sự cũng là trọng tâm. Ngân sách cho chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cho năm 2019 tăng 7,5%. Dù chậm hơn so với mức 8,1% được dề xuất trng năm ngoái nhưng nó vẫn nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Trung Quốc, quốc gia có chi tiêu quốc phóng lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, luôn nhấn mạnh rằng chi tiêu quốc phòng của họ hợp lý, cần thiết và không có ý đe đọa các quốc gia khác.
Cuộc chiến pháp lý
Có vẻ như Huawei đang phản công. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, vốn bị Mỹ coi là một mối đẹ dọa an ninh, đang kiện chính phủ Mỹ. Trọng tâm của vụ kiện là lệnh cấm các cơ quan chính phủ liên bang mua sản phẩm của Huawei vì Mỹ lo ngại bị do thám. Huawei lập luận rằng quy định này là vi hiến.
Đơn kiện của Huawei được đưa ra chỉ vài ngày sau họ kiện chính phủ Canada vì bắt giam Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu. Bà Mạnh còn là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, người đang bị quản thúc ở Canada và chờ phán quyết dẫn độ sang Mỹ.