Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng

Vũ Huế |

Tinh tinh buồn rầu tha theo đứa con đã chết cả hàng tuần. Voi liên tục "tảo mộ" kẻ đã khuất. Còn chó, chúng cất tiếng rên rỉ buồn thảm thiết bên xác của đồng loại.

Liệu động vật có cảm thấy đau thương trước cái chết của những cá thể cùng loài hay không?

Câu trả lời là có! Và thậm chí, chúng còn có thể xót xa cho cả cái chết của sinh vật khác loài, miễn là cả hai có mối quan hệ gắn kết.

1. Tinh tinh, khỉ đột ôm theo đứa con đã chết hàng tháng trời

Cả tinh tinh lẫn khỉ đột đều rất gần gũi với con người. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà trí tuệ cảm xúc của chúng cũng phát triển cao hơn so với các loài vật khác.

Nếu trong bầy của tinh tinh hoặc khỉ đột mà có con bị chết, những thành viên còn lại sẽ vây quanh cái xác rất lâu. Riêng khỉ đột đôi khi còn biết lấy lá để đắp lên thi thể, giống như hình thức "khâm liệm" của loài người vậy.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 1.
Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 2.

Trường hợp đau lòng hơn cả là khi con non hoặc con mẹ bị chết. Nếu con non chết, con mẹ sẽ hết sức buồn rầu, thương xót. Có những trường hợp không chịu chấp nhận sự thật, cứ tha theo cái xác đi khắp nơi, ẵm bồng, chăm chút như thể con của mình vẫn còn sống vậy.

Chỉ đến khi xác con non đã rữa nát, con mẹ mới đành bỏ xuống. Nhưng dù đã buông tay, chúng vẫn chưa thôi đau buồn.

Ngược lại, nếu con mẹ qua đời, con non cũng không chịu rời khỏi thi thể mẹ. Chúng cứ đau khổ, sầu bi mãi, mặc kệ bụng dạ kêu gào, và cuối cùng có khả năng chết vì đói.

2. Voi liên tục tìm về nơi đồng loại đã nằm xuống

Tương tự với tinh tinh, voi cũng là một loài có trí tuệ cảm xúc cao.

Khi có một con voi ngã xuống chết, cả đàn voi sẽ tạm ngừng di chuyển. Chúng vây quanh cái xác, lấy vòi vuốt ve, đụng chạm nhẹ nhàng, bày tỏ vẻ đau thương, buồn bã.

Sự tiếc thương này thường kéo dài suốt nhiều tuần. Trong khoảng thời gian ấy, những con voi còn sống cũng thường xuyên đáo qua "thăm mộ" kẻ đã khuất.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 3.
Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 4.

Chưa hết, voi còn biết thương tiếc cho cái chết của động vật khác loài nếu có quan hệ gắn bó. Điển hình nhất là câu chuyện giữa Tarra và Bella, con voi hết lòng yêu thương bạn đồng hành nhỏ bé là một chú chó.

3. Chó rên rỉ bi thương bên xác đồng loại

Chó vốn là loài giàu tình cảm. Chúng cũng sống rất gần gũi với con người, nên không khó để chúng ta thấy cảnh tượng chúng tiếc thương trước xác chết của đồng loại. Chúng co ro, cúi đầu bên xác bạn, rên rỉ buồn thảm thiết, và liếm láp, lấy chân chạm nhẹ để tạm biệt bạn mình.

Ở một vài trường hợp, chó mẹ biết bới hố để chôn con non không may qua đời.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 5.

Không dừng lại ở đó, chó còn đặc biệt nhạy cảm với chuyện tang tóc. Chúng có thể đau buồn trước cả cho cái chết của loài khác, đặc biệt là con người.

4. Sư tử biển mẹ khóc con suốt nhiều ngày

Sư tử biển (Otariinae) là loài đơn độc, chỉ kết đôi trong mùa giao phối. Nhưng mối quan hệ giữa sư tử biển mẹ và con thì đặc biệt keo sơn.

Khoa học từng ghi nhận trường hợp con non chết, sư tử biển mẹ đau đớn đến quẫn trí. Nó cứ gào thét, kêu khóc bên xác con mãi không thôi. Nó sẽ liên tục âu yếm, vuốt ve cái xác, cất tiếng gọi tha thiết. Chắc nó vẫn hy vọng con của mình sẽ sống lại.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 6.

5. Cá heo, cá voi cố bảo vệ xác con

Khi một cá thể trong đàn cá heo qua đời, những con còn lại sẽ bày tỏ sự thương tiếc. Chúng thay phiên nhau chạm mũi vào con đã chết, và nỗ lực chống chọi lại những động vật lăm le muốn xơi thịt cái xác ấy.

Thậm chí có trường hợp cá con chết, cá heo mẹ còn cố "cõng" thi thể con trên lưng, giữ nó luôn nổi trên mặt nước để tiếp tục hít thở. Chúng không muốn buông bỏ đứa con mình đã mang nặng đẻ đau.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 7.

Tahlequah (hay J-35), cô cá voi sát thủ đẩy xác con mình đi khắp đại dương

Điều này cũng tương tự với nhà cá voi, như câu chuyện của J-35, cá voi sát thủ mẹ tha theo đứa con đã chết của nó suốt 17 ngày trong lòng đại dương vào hồi tháng 7/2018 .

6. Ngỗng chán nản bỏ ăn, chỉ lo chải chuốt bộ lông cho bạn đời đã khuất

Ngỗng là loài hết sức thủy chung. Nó sẽ chỉ kết đôi với một bạn đời, và sẽ ở góa hết kiếp luôn nếu không gặp một "anh góa" hay "chị góa" đồng cảnh ngộ.

Khi động vật cũng biết “để tang” cho cái chết của đồng loại: Cảm thương đến nao lòng - Ảnh 8.

Trước cái chết của "một nửa", con ngỗng còn lại thường rất đau khổ. Nó bỏ ăn, tránh xa bầy đàn, ở lì bên thi thể "tình yêu", tỉ mần rỉa lông cho kẻ đã khuất được xinh đẹp, và nằm ngủ bên cạnh suốt nhiều ngày.

Tham khảo Ranker

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại