Khi con khóc, bạn liền bảo "nín ngay" thì bạn đã trực tiếp hủy hoại tương lai chúng rồi: Đây mới là cách phản ứng đúng đắn!

Trần Anh |

Ép con ngừng khóc khi cảm xúc đang tuôn trào là bạn đã sai quá sai rồi!

Nhưng trên thực tế, khóc là một biểu hiện của cảm xúc, và nếu cảm xúc trong lòng không được bộc phát ra thì có thể sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. 

Khi trẻ quấy khóc, các bậc cha mẹ thường sẽ có 2 cách hành xử. Một là để trẻ tự do khóc, đợi đến khi chúng trút hết cảm xúc ra rồi mới bắt đầu giải quyết vấn đề. Hai là kiên quyết không cho trẻ khóc nữa, cảm thấy việc khóc là một hành vi rất vô dụng, và xấu hổ. 

Cả hai cách hành xử đều có cái lý riêng, và nó đã góp phần tạo ra những đứa trẻ có tính cách hoàn toàn trái ngược sau khi trưởng thành.

Ảnh hưởng khi trưởng thành

1. Cách thể hiện cảm xúc khác nhau

Trong cuộc sống, rất dễ để bắt gặp những đứa trẻ ưa khóc, hở một chút liền khóc, như thể chúng được làm từ nước vậy. Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ rất phiền, nhưng thực tế, nếu như chịu nhìn từ một góc độ khác thì đó là một hành vi biểu lộ cảm xúc của trẻ. Chúng khóc để bày tỏ sự uất ức, bất mãn. Tương lai, khả năng sụp đổ vì các vấn đề tình cảm cũng sẽ ít hơn.

Một đứa trẻ cho dù có chuyện gì xảy ra trong cuộc sống cũng nhất quyết không khóc thì thường có khả năng biểu đạt cảm xúc không mấy tốt, những cảm xúc không được trút ra đó sẽ dần tích tụ trong lòng. 

Trong tương lai cũng vậy, càng trưởng thành sẽ càng gặp phải nhiều cửa ải khó khăn hơn khi nhỏ, cảm xúc cũng sẽ nặng nề hơn, nếu như vẫn không học cách phát tiết ra thì một ngày nào đó nó sẽ tự động bùng phát, và một khi để tình trạng này xảy ra thì nó sẽ rất tàn khốc.

Khi con khóc, bạn liền bảo nín ngay thì bạn đã trực tiếp hủy hoại tương lai chúng rồi: Đây mới là cách phản ứng đúng đắn! - Ảnh 1.

2. Cách giải tỏa áp lực khác nhau

Ai cũng có áp lực của riêng mình, đối với người lớn thì áp lực của trẻ con có vẻ không đáng kể nhưng đối với các em thì đó lại là điều khủng khiếp vô cùng. Những áp lực này có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với chúng. 

Nếu trẻ chọn cách khóc để giải tỏa áp lực thì sau đó mọi sự căng thẳng cũng sẽ được giảm bớt, không chỉ với trẻ em, đây cũng là một cách giải tỏa rất tốt đối người lớn.

Còn những bé không khóc thì có lẽ chúng sẽ tìm cách khác, nhưng đa số chúng sẽ tự mình đè nén lại trong lòng, rồi dẫn đến tình trạng "cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng lạc đà", nếu cọng rơm đó xuất hiện, thì trẻ sẽ gục ngã ngay lập tức, thậm chí là tự sát.

3. Khả năng đồng cảm khác nhau

Tôi rất hay gặp được những người biết đồng cảm, sau khi nghe những trải nghiệm và cảm xúc của người khác, họ có thể rơi nước mắt như thể những chuyện đó đã xảy ra với chính họ vậy. Giống như MC Thành Cry (Trấn Thành) vậy, anh ấy rất mau nước mắt khi lên sóng truyền hình. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của sự yếu đuối, nhưng thực chất đây là biểu hiện của khả năng đồng cảm cao.

Những đứa trẻ ưa khóc sẽ có sự đồng cảm mạnh mẽ hơn khi chúng lớn lên. Điều đó sẽ giúp cho các tương tác xã hội của đứa trẻ đó diễn ra suôn sẻ hơn nhiều. Chúng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống của chính mình khi trưởng thành. Còn những đứa trẻ không khóc thì thường hay bị gắn nhãn lạnh lùng trong mắt người khác, gây ra khó khăn nhất định trong giao tiếp xã hội. Trong công việc và cuộc sống chắc chắn cũng sẽ không được lòng nhiều người.

Khi con khóc, bạn liền bảo nín ngay thì bạn đã trực tiếp hủy hoại tương lai chúng rồi: Đây mới là cách phản ứng đúng đắn! - Ảnh 3.

Vì thế, khi con khóc, nếu cha mẹ ngăn cấm một cách vô tội vạ thì chắc chắn sẽ trực tiếp hủy hoại cả đời của con. Vậy, trong trường hợp này, các bậc phụ huynh nên hành xử sao cho đúng?

Phương pháp ứng xử

1. Tìm lý do

Cha mẹ không được nóng nảy can ngăn khi thấy con khóc. Điều này không chỉ làm gia tăng cảm xúc buồn bã trong lòng con cái, lâu ngày còn ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ và con cái. Việc đầu tiên các bậc cha mẹ nên làm là tìm ra nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và giải quyết tận gốc tình trạng đó.

Cách giải quyết như vậy không chỉ khiến trẻ nín khóc mà còn để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ dành cho mình cũng như nâng cao mối quan hệ cha mẹ và con cái.

2. An ủi

Khi cha mẹ phát hiện ra lý do tại sao con mình quấy khóc, điều tiếp theo nên làm là phải dỗ dành trẻ. Kể cả người lớn còn muốn được an ủi mỗi khi gặp khó khăn, thì huống chi là một đứa trẻ? Vì vậy, lúc này cha mẹ nên dỗ dành và bế con vào lòng, thay vì thờ ơ, mặc kệ chúng khóc đến khi nào muốn nín thì thôi.

Điều này sẽ mang lại cho chúng một cảm giác an toàn khổng lồ. Hãy để chúng cảm thấy rằng cha mẹ là người ủng hộ mình, có vậy chúng mới có thể trở nên bản lĩnh và mạnh mẽ hơn.

Khóc là điều mà mọi đứa trẻ đều làm, đó là phản ứng bản năng của cơ thể chúng. Vì vậy, điều cha mẹ nên làm khi con khóc không nên là sự cấm cản, cũng không nên là sự bỏ mặc. Việc cha mẹ nên làm là tìm ra nguyên nhân và giải quyết tận gốc những vấn đề con gặp phải. Bằng cách này, chúng có thể cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, đồng thời chúng cũng có thể trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại