Các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của George Floyd - nạn nhân thiệt mạng vì bị cảnh sát chẹt đầu gối vào cổ họng - đang ngày càng lan rộng và có xu hướng leo thang về mức độ căng thẳng.
Từ những cuộc tuần hành trong hòa bình, nhiều nơi đang dần chuyển thành bạo động với những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Người dân quay được khung cảnh tại SoHo (Manhattan) ngày 31/5, với tiếng nổ vang khắp nơi.
Nước Mỹ sau một tuần đã trở nên hỗn loạn, nhấn chìm dưới làn sóng thịnh nộ của người biểu tình quá khích.
Bạo lực gia tăng, xe cảnh sát bị thiêu rụi, cửa hàng cửa hiệu bị cướp phá, hôi của... tình trạng ấy diễn ra ở rất nhiều thành phố tại các tiểu bang khác nhau.
Tối Chủ nhật 31/5, cuộc biểu tình diễn ra tại Manhattan. Những người quá khích bắt đầu câu chuyện đập phá, cướp bóc.
Đến buổi sáng, Manhattan trở nên hoang tàn chưa từng thấy, có thể sánh với thảm họa mất điện năm 1977 gây thiệt hại hàng trăm triệu USD
Những thanh niên tranh thủ vào "vét" đồ trong cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ngày 31/5
Phá hoại, cướp bóc xảy ra với mọi cửa hàng, và thiệt hại nặng nhất có lẽ là những thương hiệu lớn.
Các chuyên gia phân tích, việc nhắm đến các cửa hiệu sang trọng là một sự nhấn mạnh về chênh lệch thu nhập trong nền kinh tế Mỹ.
Ước tính trong 3 tháng qua, 40 triệu người Mỹ phải xin trợ cấp thất nghiệp, trong khi giới siêu giàu có thể thu lợi tới 434 tỉ USD.
Một người biểu tình sơn những lời quá khích lên tường cửa hàng Gucci ở Beverly Hill, California
Phía sau một cửa hàng Louis Vuitton ở New York. Thương hiệu này cũng trở thành mục tiêu nhắm đến, khi được cho là quá thờ ơ với cuộc biểu tình trong tuần qua
Hãng trang sức pha lê cao cấp Swarovski tại San Francisco (California) hoang tàn trong ngày 30/5
Tình trạng hôi của diễn ra ở khắp mọi nơi
SoHo - một trong những khu phố giàu có và đắt đỏ nhất của Mỹ. Trong đại dịch, các cửa hàng tại đây phải đóng cửa, không kinh doanh được, nhưng ít ra cũng không bị cướp sạch sẽ giống như cuộc biểu tình lần này.
Chanel, Goyard, Gucci, Hermes... vốn là những cái tên nổi bật nhất trong làng thời trang xa xỉ. Và giờ, các cửa hàng họ trở thành mục tiêu.
Cửa hàng đồng hồ thương hiệu Swatch tại Manhattan trống rỗng.
Tương tự là của hàng trang sức đắt đỏ.
Cả D&G...
Và Moncler cũng chung số phận
Cửa hiệu adidas tại New York không còn bất kỳ thứ gì sau cuộc bạo động.
Cửa hàng thời trang cao cấp bị đập phá ở Manhattan (New York) ngày 1/6.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường, sau khi cửa hàng Kate Spade bị lột sạch.
Người dân hôi của tại siêu thị thành phố Chicago (1/6).
Được biết riêng trong ngày 31/5, có hơn 400 người đã bị bắt tại New York, và tổng cộng hơn 4.400 người bị giam giữ với các tội danh cướp bóc, hôi của.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã tuyên bố sẽ huy động quân đội để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn.