"Con phải nói xin lỗi đi chứ!" có lẽ là câu nói quen thuộc của không ít cha mẹ khi thấy con giằng đồ chơi của bạn, đánh em hay làm vô số những việc khiến chúng ta không hài lòng khác.
Bằng cách đó, chúng ta hi vọng con sẽ học được cách tôn trọng đồ đạc và cơ thể của người khác.
Những lời "Xin lỗi" chiếu lệ, đại khái, nhất là khi chúng được thốt lên vì bị ép buộc, chẳng có tác dụng gì trong việc giúp trẻ nhận ra tình huống hay hành vi của mình sai ở đâu.
Tuy nhiên, chúng lại vẫn là "tiêu chuẩn" được trẻ duy trì sử dụng cho tới khi trở thành người lớn.
Những lời xin lỗi không-đúng-nghĩa-xin-lỗi được tạo ra chỉ để đạt được lợi ích của việc xin lỗi (mong sự tha thứ, nguôi giận từ cộng đồng).
Chúng không hề được thốt lên với sự ăn năn hối lỗi thực sự, cũng như không hề đi kèm với ý nguyện sẵn sàng bù đắp và sửa chữa.
Những lời "Xin lỗi" chiếu lệ, đại khái, nhất là khi chúng được thốt lên vì bị ép buộc, chẳng có tác dụng gì trong việc giúp trẻ nhận ra tình huống hay hành vi của mình sai ở đâu (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, một lời xin lỗi đích thực cần phải thể hiện được việc bạn nhận thức rõ về điều mình làm là sai trái. Và đó mới là việc thực sự rất khó khăn bởi chẳng ai muốn thừa nhận mình đã sai.
Việc cha mẹ cần làm là hướng dẫn để trẻ có cách ứng xử và nói lời "Xin lỗi" một cách đúng đắn. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
1. Hướng dẫn trẻ nói lời "Xin lỗi" đúng
Bước đầu tiên để dạy con xin lỗi là đề nghị con và cả chính bạn nữa lùi lại một bước.
Ví dụ, con giật đồ chơi của một bạn và chạy đi, bỏ mặc bạn ngồi khóc.
Cảm xúc của trẻ thời điểm đó vẫn đang rất "nóng" và việc cần làm là giúp trẻ bình tâm trở lại trước khi chúng sẵn sàng lắng nghe bạn cũng như xem xét lại hành vi của mình.
Do đó, bạn sẽ thất bại nếu hét lên: "Không được chạy.
Quay lại trả đồ chơi cho bạn mau! Con cần xin lỗi bạn ngay bây giờ".
Thay vào đó, bạn có thể phản ứng bằng cách nói rằng: "Con cần phải hỏi khi muốn bạn chia sẻ đồ của mình, bởi nếu không, con có thể làm tổn thương cảm xúc của bạn".
Sẽ không hề khôn ngoan chút nào nếu cố gắng dạy dỗ khi chúng ta đang giận dữ hay con trẻ đang không muốn nghe.
Việc dạy dỗ khi ta thấy xấu hổ, nhục nhã trước mặt người khác cũng không đem lại hiệu quả gì".
Sẽ không hề khôn ngoan chút nào nếu cố gắng dạy dỗ khi chúng ta đang giận dữ hay con trẻ đang không muốn nghe (Ảnh minh họa).
2. Trò chuyện, làm rõ vấn đề
Lúc này, bạn cần giúp trẻ xác định xem trẻ đang cảm thấy gì và những cảm xúc đó có thể đã dẫn tới hành vi chưa đúng ra sao. Bạn có thể hỏi con: "Con cảm thấy thế nào ngay trước khi lấy đồ chơi của bạn?".
Có thể trẻ ghen tị vì món đồ chơi ấy hoặc chỉ vì quá mệt nên trẻ cần chút thời gian xoa dịu. Dù là lý do gì, hãy nhấn mạnh vào việc hành động của trẻ mới là vấn đề, chứ không phải cảm xúc của trẻ.
Mọi cảm xúc đều tốt. Khác biệt nằm ở cách chúng ta xử lý chúng mà thôi.
Khi trẻ đã hiểu hơn về cảm xúc và hành vi của mình, đã tới lúc trò chuyện với trẻ về việc người kia cảm thấy thế nào.
Có thể thực hiện việc này bằng cách liên hệ tình huống vừa diễn ra với một tình huống tương tự, từng xảy ra với trẻ.
Ví dụ: Khi anh/chị/em của trẻ lấy đi món đồ chơi trẻ yêu thích mà không hỏi cũng như từ chối trả lại. Bạn có thể đề nghị con nhớ lại những thời điểm đó và cảm xúc của con khi ấy như thế nào. Từ đó, chỉ ra cảm xúc của bạn khi bị con lấy mất đồ chơi.
Bạn cũng có thể muốn giải quyết vấn đề với con bằng cách hỏi xem trẻ sẽ làm gì khác đi nếu như có cơ hội làm. Hãy đưa ra những gợi ý cho con lựa chọn và để trẻ biết, bản thân mình sẽ làm như thế nào trong trường hợp tương tự.
Trở lại việc con vừa làm. Thay vì lấy đồ chơi của bạn, con có thể chơi với một món đồ chơi khác hoặc tự thoát khỏi tình huống căng thẳng bằng cách xin mẹ một thứ đồ ăn nhẹ hoặc đi chuyển sang địa điểm khác.
Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp trẻ học cách xin lỗi đúng đắn là người lớn phải làm gương (Ảnh minh họa)
"Nguyên liệu" của một lời xin lỗi chân thành
Giờ con bạn đã sẵn sàng nói lời "Xin lỗi". Một lời xin lỗi thực lòng cần phải đặt ưu tiên khi nói về cảm xúc của người khác cũng như biểu thị sự hối lỗi chân thành.
Cựu giáo viên tiểu học JoEllen Poon chia sẻ, cô đã áp dụng thành công 3 câu nói để hướng dẫn học sinh của mình thực hành xin lỗi một cách chân thành. Đó là: "Tôi xin lỗi vì…"; "Làm như này là sai vì…" và "Trong tương lai, tôi sẽ…".
Áp dụng với ví dụ trẻ lấy đồ chơi của bạn ở trên:
Mình xin lỗi vì đã lấy đồ chơi của bạn mà không hỏi xin.
Làm như vậy là sai vì nó khiến bạn buồn. Hơn nữa, đồ chơi đó không phải của mình.
Lần tới, mình sẽ chơi thứ khác thay vì lấy đồ chơi của bạn.
Nói về hiệu quả của phương pháp này, cô giáo Poon tiết lộ: "Học trò của tôi đã chủ động xin lỗi nhau chứ không chờ đợi người lớn buộc mình phải làm việc đó. Trẻ không còn hành xử như thể mình là kẻ "thua" khi nói lời xin lỗi.
Hơn thế, cả hai bên đều "thắng" bởi cùng hướng tới một tình huống tốt đẹp hơn. Trẻ cũng có xu hướng thay đổi hành vi của mình sau đó".
Tất nhiên, một trong những cách hiệu quả nhất để giúp trẻ học cách xin lỗi đúng đắn là người lớn phải làm gương. Khi bạn thực hành điều bạn giảng dạy, bạn sẽ giúp tăng cơ hội trẻ làm điều tương tự.