"Trinity" (tạm dịch: Chúa ba ngôi) là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, vào ngày 16/7/1945. Đây được xem là ngày bắt đầu cho Kỷ nguyên nguyên tử.
Cuộc thử nghiệm Trinity là kết quả của "Dự án Manhattan" nhằm tạo ra thứ vũ khí khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.
Mặc dù phải tiêu phí hàng tỷ USD và một lượng vật liệu phân hạch lớn nhưng nhóm thực hiện "Dự án Manhattan" vẫn quyết định tiến hành vụ thử bom gây chấn động này.
Mục đích của cuộc thử nghiệm là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu của Hải quân Mỹ.
Các nhà vật lý tại một hội thảo do "Dự án Manhattan" tài trợ tổ chức tại Los Alamos.
Những chuẩn bị cho vụ thử nghiệm vũ khí hủy diệt
Trước khi Thế chiến II bùng nổ, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nguyên tử Uranium khi bị bắn phá mạnh có thể tăng khối lượng lên gần gấp rưỡi đồng thời giải phóng một nguồn năng lượng rất lớn.
Điều này đặt nền tảng cho ý tưởng chế tạo một loại bom mới có sức công phá lớn.
Trong thời điểm diễn ra Thế chiến II, nhiều nhà khoa học châu Âu chạy tị nạn chiến tranh sang Mỹ mà đứng đầu là Albert Einstein đã đề nghị Chính phủ Mỹ hỗ trợ nghiên cứu việc phân tách hạt nhân của nguyên tử Uranium.
Tổng thống Mỹ khi đó là Franklin Roosevelt đã chấp thuận đề nghị trên và cho thành lập một ủy ban chuyên môn, bắt đầu khởi động "Dự án Manhattan".
Nhà vật lý học lãnh đạo dự án này, đồng thời cũng được coi là cha đẻ của vũ khí hạt nhân Mỹ, chính là J. Robert Oppenheimer.
J. Robert Oppenheimer - "Cha đẻ" của vũ khí hạt nhân Mỹ
Quả bom nguyên tử đầu tiên có mật danh Trinity được chế tạo trong khu thử nghiệm bí mật tại một thị trấn nhỏ mang tên Los Alamos thuộc bang New Mexico.
Mặc dù mang mật danh Trinity, nhưng cái tên chính thức của quả bom nguyên tử này là The Gadget (Tiện ích).
Sở dĩ quả bom được đặt tên là The Gadget là vì trong giai đoạn "Dự án Manhattan" được triển khai, những từ liên quan đến bom đều được liệt vào hàng cấm kỵ, nghi ngại gián điệp thâm nhập.
Hình dáng của quả bom nguyên tử đầu tiên The Gadget
Chương trình này đã tiêu tốn kinh phí khoảng gần 2 tỷ USD (một con số cực lớn so với thời giá lúc bấy giờ) cùng với sự tham gia của 520.000 người.
Tháng 3/1944, Kenneth Bainbridge, giáo sư vật lý ở Đại học Harvard (Mỹ), nhận nhiệm vụ lập kế hoạch thử nghiệm. Ông chọn bãi đất trống gần sân bay quân sự Alamogordo, bang New Mexico là nơi thử.
Theo tờ Business Insider, người ta xây một tòa tháp với chiều cao 30m và 3 đài quan sát an toàn cho các nhà nghiên cứu để phục vụ cho vụ thử nghiệm.
Tháp cao 30m, nơi đặt quả bom The Gadget. Ảnh: Rare History Photos.
Sau đó, The Gadget được đưa lên một tháp cao 30m. Theo các chuyên gia thuộc "Dự án Manhattan", việc kích nổ trong không khí sẽ tăng tối đa năng lượng tác động trực tiếp lên mục tiêu và giảm bớt bụi phóng xạ.
Nhiều người lo ngại rằng quả bom có thể “đốt cháy” cả bầu khí quyển, thổi bay hết sự sống trên Trái Đất, mặc dù, mọi thứ đều nằm trong tính toán của ban nghiên cứu.
Dự kiến, sức công phá của quả bom sẽ tương đương từ 0 (trong trường hợp quả bom không nổ) đến 20.000 tấn thuốc nổ TNT.
Khoảnh khắc kinh hoàng của nhân loại
Đúng 5h30' ngày 16/7/1945 (giờ địa phương), quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại phát nổ.
Khoảnh khắc đánh dấu kỷ nguyên nguyên tử của nhân loại
Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget với sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT, đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000m.
Khi nổ quả bom phát ra một quầng sáng cực mạnh, trong bán kính 30km quầng sáng đó tương đương với những tia sáng của Mặt Trời vào buổi trưa.
Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500m, sâu hơn 2m.
Để xem tác động của The Gadget, Mỹ đã bố trí 71 tàu quanh khu vực thử nghiệm.
Kết quả, vụ nổ đã phá hủy 8 tàu mục tiêu, gồm tàu LSM-60, Saratoga, Nagato, Arkansas, các tàu ngầm Pilotfish, Apogon, tàu ARDC-13 và một xà lan YO-160.
Sức công phá kinh khủng của The Gadget
The Gadget có sức công phá bằng 18.000 tấn thuốc nổ TNT.
Bức ảnh màu chụp lại vụ nổ Trinity
Vụ nổ khoét một lổ lớn trên khu vực thử nghiệm, sâu 3m, rộng 340m. Tiếng nổ của quả bom hạt nhân The Gadgetcó thể nghe rõ từ khoảng cách ngoài 160 km.
Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, khu vực xung quanh sáng rực lên như ban ngày trong khoảng 1-2 giây, sức nóng tương đương với lò nướng.
Màu sắc quan sát được chuyển từ màu tím sang màu xanh lá cây rồi vàng và cuối cùng là trắng hẳn.
Sóng xung kích có thể đo được ở cách vụ nổ 160km, và những đám mây hình nấm đạt độ cao đến 12,1km.
Tại Sliver City thuộc bang New Mexico, cách tâm nổ 290km, vẫn có cửa kính bị vỡ, âm thanh vụ nổ lan tới tận El Paso, Texas.
Để che mắt dư luận, những người đứng đầu dự án Manhattan đã loan tin rằng đó là một vụ nổ kho đạn gần sân bay Alamogordo.
Sau khi hay tin vụ thử nghiệm thành công, Tổng thống Mỹ Harry Truman sau đó đã nói với Joseph Stalin, lãnh đạo Liên Xô thời điểm đó, rằng Mỹ đang sở hữu một loại vũ khí mới, có khả năng hủy diệt bất thường.
Chỉ 1 tháng sau khi vụ thử nghiệm thành công, ngày 6/8/1945, Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Vụ nổ khiến 80.000 người tử vong tại chỗ và san phẳng nơi đây.
Sau đó 3 ngày, Mỹ tiếp tục thả một quả bom khác xuống thành phố Nagasaki, khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng ngay lập tức và hàng chục nghìn người khác tử vong vì nhiễm độc phóng xạ.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng quân Đồng Minh, chấm dứt Thế chiến II.
Bắt đầu từ đây, nhân loại bước vào kỷ nguyên vũ khí mới: Kỷ nguyên Nguyên tử.
Hơn 70 năm sau cuộc thử nghiệm, nồng độ phóng xạ ở khu vực Alamogordo vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với bức xạ nền của Trái Đất, song vẫn trong giới hạn an toàn.
Xem video: Vụ thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại - The Gadget, mật danh Trinity
Thời điểm The Gadget khai hỏa
*Bài viết tham khảo nhiều nguồn