Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này

Nguyệt Phạm |

Lợn rừng hung dữ khiến nhiều loài động vật phải dè chừng, vậy đâu mới là thiên địch thực sự của chúng?

Bài viết dưới đây sẽ hé lộ "khắc tinh" đáng gờm, có thể kiểm soát sự phát triển của loài lợn rừng.

Kẻ thù thực sự của lợn rừng là loài vật nào?

Nói đến thiên địch của lợn rừng, nhiều người nghĩ ngay đến hổgấu. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai loài này thường ít khi "động chạm" tới lợn rừng. Sức mạnh của hổ tuy lớn, nhưng việc săn lợn rừng lại vô cùng tốn sức.

Với hàm răng nanh dài và sắc bén, cùng với sức mạnh tương đương với một con bò đực to lớn, lợn rừng có thể gây ra những thương tích nặng cho các động vật ăn thịt khác. Trong môi trường hoang dã, bị thương là một chuyện rất nghiêm trọng, vì vậy hổ thường không chọn lợn rừng làm con mồi. Vì vậy, chúng cần phải hết sức thận trọng khi đi săn.

Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này - Ảnh 1.

Trên thực tế, hổ thường ít khi "động chạm" tới lợn rừng. (Ảnh: Sohu)

Gấu cũng không ngoại lệ, chúng còn hiếm khi chủ động gây sự với lợn rừng. Thức ăn chủ yếu của gấu trong tự nhiên là cá, đôi khi là hươu và nai. Thường ngày, chúng chủ yếu ăn quả mọng và cỏ. Nếu không kiếm được thịt, chúng vẫn có thể sống sót.

Vậy kẻ thù thực sự của lợn rừng là ai?

Sói Đông Á: Những "sát thủ" bầy đàn

Tại Trung Quốc, trước đây, lợn rừng không thể hoành hành như hiện nay là nhờ công rất lớn của sói Đông Á. Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng vài triệu con sói. Chúng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực như Đông Bắc, phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nam.

Mặc dù số lượng chính xác khó thống kê, nhưng chắc chắn quy mô đàn sói lúc bấy giờ là rất lớn. Tuy nhiên, từ những năm 1950, một chiến dịch tiêu diệt sói quy mô lớn đã được phát động ở Trung Quốc. Trong chiến dịch này, chính phủ và các tổ chức dân sự đã tham gia vào việc săn bắt sói, khiến số lượng sói giảm mạnh trong thời gian ngắn. Đây cũng là điều bất đắc dĩ, do dân số tăng lên dẫn đến xung đột với môi trường sống của sói.

Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này - Ảnh 2.

Tại Trung Quốc, trước đây, lợn rừng không thể hoành hành như hiện nay là nhờ công rất lớn của sói Đông Á. (Ảnh: Sohu)

Tại sao sói Đông Á có thể khống chế lợn rừng? Không giống như hổ hay gấu nâu, sói Đông Á săn mồi theo bầy đàn. Ngay cả với những con lợn rừng nặng vài trăm cân, đàn sói vẫn có thể hạ gục chúng.

Đàn sói rất kiên nhẫn khi săn lợn rừng. Chúng phân công nhiệm vụ rõ ràng, một số con ở phía trước thu hút sự chú ý, một số con khác ở phía sau tấn công bất ngờ. Chỉ cần 7-8 con sói là đủ để khiến lợn rừng không kịp trở tay. Hơn nữa, sói có sức bền rất tốt, chúng có thể vây hãm lợn rừng trong thời gian dài cho đến khi con mồi mệt mỏi.

Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này - Ảnh 3.

Không giống như hổ hay gấu nâu, sói Đông Á săn mồi theo bầy đàn. (Ảnh: Sohu)

Khi lợn rừng kiệt sức, cả đàn chó sói sẽ tràn lên tấn công và ăn sống con mồi. Vì răng nanh của chó sói không đủ dài để cắn đứt khí quản của lợn rừng, nên chúng chỉ có thể từ từ làm lợn rừng mất máu. Cách này ngược lại khá hiệu quả, vì cổ lợn rừng rất to, ngay cả hổ cũng khó có thể cắn đứt khí quản của chúng trong một nhát cắn.

Tuy nhiên, những loài như hổ Hoa Nam, sói Đông Á, báo, gấu... sau đó bị săn bắn đến gần tuyệt chủng nên lợn rừng lại phát triển mạnh mẽ. Lợn rừng sinh sản rất nhanh, mỗi lứa có thể đẻ tới mười mấy con. Chúng ăn tạp và có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Chỉ sau 20-30 năm không bị săn bắn, quần thể lợn rừng đã gần như phục hồi hoàn toàn.

Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này - Ảnh 4.

Khi lợn rừng kiệt sức, cả đàn chó sói sẽ tràn lên tấn công và ăn sống con mồi. (Ảnh: Sohu)

Theo số liệu thống kê của Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên Quốc gia Trung Quốc tháng 1/2024, hiện nay có 28 tỉnh thành ở Trung Quốc có lợn rừng phân bố, với số lượng lên tới 2 triệu con. Trong đó, có 26 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do lợn rừng gây ra.

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, nhiều vụ việc lợn rừng gây nguy hiểm cho người dân tại Trung Quốc đã được ghi nhận. Các báo cáo thiệt hại chỉ ra rằng, các địa phương đã phải chi ra hàng triệu nhân dân tệ để đền bù cho nông dân vì những tổn thất về nông sản.

Vượt mặt hổ và gấu, đây mới là khắc tinh của lợn rừng: Phối hợp săn mồi bằng chiến thuật đỉnh cao này - Ảnh 5.

Do những loài như hổ Hoa Nam, sói Đông Á, báo, gấu... sau đó bị săn bắn đến gần tuyệt chủng nên lợn rừng lại phát triển mạnh mẽ. (Ảnh: Sohu)

Số lượng cá thể quá đông, lợn rừng liều lĩnh xâm nhập vào các khu vực đô thị để mở rộng lãnh thổ kiếm ăn. Có trường hợp, chúng đã gây ra sự hỗn loạn ở Hàng Châu và Nam Kinh, tấn công vào các trường học, chạy rông trên đường phố đông người và phá hoại các cửa hàng trà sữa. Những vụ việc này dường như đã khiến chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển một chiến lược quản lý loài vật này một cách có hệ thống.

Do đó, vào năm 2023, Trung Quốc đã gỡ bỏ lợn rừng khỏi danh sách những loài động vật được bảo vệ và nới lỏng các luật lệ về việc săn bắt. Các biện pháp mạnh mẽ đã được các cơ quan chính quyền địa phương áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề lợn rừng gây ra.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại