Động vật đã xuất hiện trên Trái đất từ hàng triệu năm. Theo thời gian, Trái đất biến đổi cũng kéo theo sự tiến hóa của các loài động vật nhằm thích nghi nơi mà chúng sinh sống.
Tuy nhiên, sự tiến hóa đó đã làm xuất hiện những khả năng kì lạ ở một số loài động vật, điển hình như dưới đây:
Đây là khỉ đầu chó Gelada (Theropithecus gelada) trên vùng cao nguyên Ethiopia. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là con đực thường có chiếc bờm màu vàng, da ngực, cả con cái và con đực đều có màu đỏ hình tam giác.
Trong ảnh là cự đà đất hồng (Conolophus marthae), chỉ sống trên đỉnh Wolf Volcano ở bán đảo Isabela. Chúng rất sợ mèo hoang và các nhà khoa học đang lo ngại chúng sẽ khiến cự đà đất hồng bị tuyệt chủng.
Loài cóc sỏi (Oreophrynella nigra) sống trên các đỉnh núi cao chót vót của những cao nguyên ở Venezuela.
Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là khả năng lẩn trốn kẻ thù ngay tức khắc bằng cách cuộn tròn và lăn xuống dốc như một viên đá.
Loài động vật có vẻ ngoài đáng sợ này tên là thằn lằn quỷ gai (Moloch horridus). “Địa bàn” sinh sống của chúng là vùng sa mạc hẻo lánh ở Úc.
Khả năng đặc biệt nhất của chúng là uống nước qua da thay vì qua miệng và chỉ cần nhảy xuống hồ nước, bên trong cơ thể với các đường ống nhỏ sẽ hút nước vào miệng thằn lằn.
Đây là loài chim được biết tới với cái tên mĩ miều là chim thiên đường (Cicinnurus respublica), chỉ sống trên hai hòn đảo nhỏ là đảo Waigeo và Batanta ở Papua New Guinea.
Như tên gọi của nó, chúng có màu lông sặc sỡ, trên đầu có cụm lông màu lam như vương miện nhà vua, đuôi chẻ ra hai bên và xoăn lại trong khi chân có màu xanh da trời đậm.
Hình ảnh bạn đang xem là loài sứa vàng (Mastigias papua etpisoni) hiện chỉ có ở hồ Palau nằm trên hòn đảo Eil Malk giữa Thái Bình Dương.
Loài sứa này không có độc, ăn các sinh vật phù du, ấu trùng cá và sống phụ thuộc vào loài tảo nằm trong mô của chúng.
Đây là loài chuột túi cây (Dendrolagus matshiei), sống duy nhất trên đảo Huon Peninsula ở Papua New Guinea.
Loài này có chiếc túi màu nâu, cấu tạo bàn chân vòng, thân và đuôi thích nghi với việc leo trèo. Chúng ăn lá cây, con cái mang thai và nuôi con trong chiếc túi của nó.
Còn đây là ếch phi tiêu độc (Phyllobates vittatus). Trên da của nó tiết ra một chất khiến những động vật khác chạm phải có thể bị co giật và tê liệt.
Chú tắc kè này được mệnh danh là nhỏ nhất thế giới với kích thước trưởng thành bằng với đầu 1 que diêm.
Loài tắc kè này chỉ sống duy nhất ở đảo Nosy Hare - một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi phía bắc Madagascar.
Loài động vật này có tên là kỳ nhông mù Texas (Eurycea rathbuni), một loài động vật cực kì quý hiếm, sống trong các hang động cực tối vùng Hays County, Texas.
Loài kì nhông này không có mắt, thay vào đó là các cơ quan cực kì nhạy cảm, có thể phát hiện và tấn công con mồi từ xa.