Loài cây "sang chảnh" chỉ mọc trên đất có kim cương

NAC |

Các nhà khoa học vô cùng bất ngờ trước đặc tính kỳ lạ của loài cọ Pandanus này.

Các nhà khoa học ở Mỹ vừa phát hiện một loài cây mang đặc điểm vô cùng thú vị - đó là chỉ đâm chồi, phát triển trên vùng đất có chứa kim cương.

Cụ thể, loài cây Pandan hay cọ Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) có vẻ ngoài gần giống loài cọ, sở hữu một lớp vỏ gai góc cùng kích cỡ rất đa dạng, cao từ 1 - 20mét.

Loài cây này xuất hiện rất nhiều tại khu vực khí hậu nhiệt đới và một số trên các đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Điểm đặc biệt và vô cùng thú vị của cọ Pandanus là chúng chỉ đâm chồi ở những vùng đất chứa kim cương.

Trong một lần đi tìm kiếm đá kimberlite - một loại đá núi lửa đôi khi chứa kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã vô tình khám phá ra đặc tính này.

Ông để ý rằng, trên bề mặt những nơi ông đào được kimberlite luôn thấy sự có mặt của một loài cây đặc biệt. Điều này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kimberlite.

Ở dưới mỗi gốc cây đặc biệt này là một hỗn hợp đất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhân tố đáng chú ý nhất là kim cương.

Vùng đất để cọ pandanus có thể sinh tồn còn chứa tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa, kali, magie hay phốtpho - những chất dinh dưỡng “hảo hạng” mà không phải loài cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.

Kim cương là một trong những nhân tố nằm trong nguồn dinh dưỡng của cọ Pandanus.

Việc phát hiện ra đặc tính của loài cọ Pandanus sẽ là bước tiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác kim cương, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi.

Tuy nhiên, công việc này sẽ gặp phải tương đối nhiều khó khăn, bởi các bụi cây cọ Pandanus luôn bị “lọt thỏm” trong các khu rừng nhiệt đới với nhiều loài cây cổ thụ khổng lồ.

Không chỉ giúp phát triển công nghiệp khai thác kim cương, phát hiện này còn giúp các nhà địa chất học nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm về trước

Đó là giai đoạn xảy ra một sự rạn nứt giữa châu Phi và Nam Mỹ để tạo ra Đại Tây Dương.

(Nguồn: IFLScience)

---------------------------
Truy cập chuyên mục mới
KHÁM PHÁ để với những câu chuyện Bí Ẩn, Sự Thật Thú VịĐộc Dị Lạ các bạn nhé!

 

theo Kenh14/TTVN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên