Ông Derek Ryan, 50 tuổi, trong một lần đi tản bộ sáng sớm trên bãi biển Tarves, Aberdeenshire (Scotland) tình cờ được thấy và chụp ảnh lại được khoảnh khắc mặt trời đổi màu thành màu xanh lét nhô ở phía chân trời.
Bầu trời trong buổi bình minh chưa sáng rõ, trở thành màu cam sẫm. Hình ảnh như vậy thật hiếm có và không kéo dài.
Theo NASA, hiện tượng mặt trời xanh là do bầu khí quyển bẻ cong và làm tán sắc ánh mặt trời. Khoảnh khắc như thế cực hiếm khi xảy ra và thường không kéo dài nên chúng ta không có may mắn được thấy.
Mặt trời lúc này như bị đè bẹp thành hình lăng trụ nằm ngang. Bầu khí quyển Trái Đất phá vỡ ánh sáng trắng thành những màu sắc riêng biệt, màu đỏ bị bẻ cong thành mờ nhạt đi.
Sắc xanh mở rộng góc độ thành đậm hơn. Kết quả là mặt trời bị biến thành màu xanh trong 1 - 2 giây.
Những hình ảnh mặt trời xanh do ông Derek Ryan may mắn chụp được.
Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, khi đó mặt trời đổi màu từ màu đỏ hoặc màu cam.
Ánh sáng xanh của mặt trời càng nhìn thấy rõ hơn khi bầu trời quang mây, mặt trời sẽ ít bị đè bẹp trở nên mờ nhạt.
Ông Derek Ryan rất vui và cho rằng mình quá may mắn khi được chứng kiến và ghi lại được khoảnh khắc hiếm có và chỉ diễn ra trong tích tắc như vậy vào hôm 4-11 vừa qua.
Hiện tượng mặt trời xanh đã từng xảy ra ở những nơi khác trên thế giới, tuy nhiên hình ảnh về nó rất hiếm hoi.
Hình ảnh mặt trời xanh chuyển biến chụp được tại Santa Cruz, California, Mỹ
Hình ảnh mặt trời xanh chuyển biến chụp được vào lúc hoàng hôn tại San Francisco, Mỹ
Theo Daily Mail