Khám phá "vùng địa ngục" của đại dương: Độ cao của núi Everest không thấm vào đâu!

Hoa Hướng Dương |

Những con số sau sẽ giúp bạn hình dung sự sâu thẳm vĩ đại của đại dương, mà con người chúng ta chỉ mới khám phá được khoảng 5%.

Khi chúng ta nói về sự rộng lớn, chúng ta thường nghĩ tới sự vô tận của vũ trụ. Thế nhưng chúng ta lại quên rằng, ngay bên cạnh chúng ta cũng có một nơi rộng lớn mà con người chưa thể chinh phục được: Đại dương sâu thẳm!

Hơn 95% đại dương vẫn còn là điều bí ẩn

Chúng ta chỉ biết rằng 71% diện tích bề mặt của Trái Đất là đại dương và nước biển chiếm tới 97% lượng nước có trên Trái Đất. Mặc dù, con người đã khai thác tài nguyên biển hay nghiên cứu đại dương từ rất lâu nhưng có tới 95% đại dương chưa được khám phá!

Đây là con số đáng ngạc nhiên mà các nhà hải dương học đưa ra dù cho con người đã có thể lên tới Mặt Trăng hay sao Hỏa. Có vẻ như chúng ta vẫn chưa hình dung được hết sự vĩ đại của biển cả.


ĐẠI DƯƠNG SÂU CỠ NÀO?

- 500m: Cá voi xanh

Ngay cả loài cá voi xanh lớn nhất thế giới cũng chỉ có thể bơi ở độ sâu 500 m (đây cũng là phạm vi hoạt động của tàu ngầm), do đó chúng vẫn là một trong các các sinh vật bí ẩn đối với con người vì gần như nằm ngoài tầm với của chúng ta.

- 535m: Chim cánh cụt Hoàng đế

Sâu hơn một chút, ở độ sâu 535 m là độ sâu mà loại chim cánh cụt có thể lặn tới, ở độ sâu này lực ép do ấp suất nước biển tác động lên cơ thể con người hay chim cánh cụt tương đương với sức nặng của một con gấu trắng Bắc Cực lên một đồng xu.

- 830m - 1.000m: Vùng đáng sợ

Ở độ sâu 830 m (tương đương độ cao của tòa nhà chọc trời siêu cao ở Dubai có tên Burj Khalifa), nếu xuống sâu tới 1.000 m thì đây được xem là vùng đáng sợ (scary zone) vì ánh sáng gần như không thể vươn tới độ sâu này, do đó, chỉ còn lại bóng tối bao trùm sâu thẳm.

Khám phá vùng địa ngục của đại dương: Độ cao của núi Everest không thấm vào đâu! - Ảnh 2.

Những cột mộc độ sâu của đại dương. Ảnh Internet.

- 1.828m: Rùa da/Rùa luýt

Vươn tới độ sâu 1.828 m là độ sâu của loài rùa da/rùa luýt có thể đạt được. Nếu sâu hơn độ sâu này một chút, chúng ta có độ sâu cực đại của đại vực Grand Canyon ở Mỹ.

- 2.000m: Cá Black Dragonfish

Khi xuống dưới 2.000 m, chúng ta sẽ bắt gặp những sinh vật vô cùng kỳ dị và đáng sợ với khả năng phát sáng và hình dáng đáng sợ như cá Black Dragonfish.

- 2.250m: Cá voi Sperm

Kỷ lục lặn sâu nhất thuộc về loài cá voi Sperm với độ sâu 2.250 m và loại mực khổng lồ có thể dài tới 14 m và nặng tới 750 kg thường xuất hiện trong các câu chuyện thủy quái khổng lồ.

- 3.800m: Vị trí xác tàu Titanic

Độ sâu 3.800 m cũng là độ sâu bạn có thể tìm thấy xác của con tàu đắm Titanic nổi tiếng! Và khi xuống tới độ sâu 4.000 m chính là vùng sâu thẳm (the abyssal zone), đây cũng là khu vực sống của những sinh vật "ngoài hành tinh" như cá Viper, cá Angler...

- 6000m: Áp suất tương đương 50 chiếc máy bay Boeing đè lên người

Độ sâu 6.000 m thậm chí còn được xem là địa ngục với cái tên vùng Hadal (Hadal zone) đặt tên theo vị thần chết Hades trong thần thoại Hy Lạp! Áp suất ở đây tương đương một con voi đứng trên một cái tem hay 50 chiếc máy bay Boeing 747 đè lên người bạn!

- 8.849m: Tương đương độ cao của Everest

Lặn sâu tới độ sâu 6.500 m là giới hạn hoạt động của thiết bị DSV Alvin (thiết bị đã giúp phát hiện xác con tàu Titanic). Độ sâu 8.849 m là độ sâu tương đương độ cao của núi Everest.

- 10.898m: Đạo diễn Jame Cameron đạt đến

Ở độ sâu 10.898 m là độ sâu mà đạo diễn của các bộ phim nổi tiếng như con tàu Titanic, Avatar... James Cameron đã đạt nhờ sự trợ giúp của tàu ngầm thiết kế đặc biệt có tên "Thách thức biển sâu".

- 11.000m: Tương đương độ cao máy bay thương mại đạt đến/Gần vực thẳm Challenger Deep

Ở độ sâu gần 11.000 m cũng là độ sâu tương đương cao mà các máy bay thương mại có thể đạt được và cũng gần tới khu vực độ sâu đáy của đại dương (Challenger Deep) tại đảo Guam, nhưng thực tế chỉ có 5 % điểm sâu nhất của đại dương được biết đến.

Khám phá vùng địa ngục của đại dương: Độ cao của núi Everest không thấm vào đâu! - Ảnh 3.

Vực thẳm Challenger Deep là nưi sâu nhất trên Trái Đất mà con người phát hiện được cho đến nay. Ảnh: Internet.

Đồng nghĩa với việc, những điểm sâu hơn thuộc 95% còn lại vẫn còn là bí ẩn và độ sâu thật sự của đại dương vẫn là một câu hỏi mở đối với chúng ta.

Vì giới hạn vật lý của con người, chúng ta chỉ có thể bơi sâu xuống dưới mực nước biển hơn 300 m với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc và nếu vượt qua giới hạn này, con người sẽ không thể tồn tại vì sức ép của nước và sự chênh lệch áp suất.

Bài viết được dịch từ nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại