Khai quật Stonehenge, giới khoa học phát hiện xương người và nhiều thứ bất ngờ khác

Hoa Hướng Dương |

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã cho thấy một kết quả đáng ngạc nhiên về việc người cổ đại xây dựng công trình cự thạch Stonehenge.

Stonehenge nằm ở vùng đồng bằng Salisbury (Nam Anh) là công trình bằng đá từ thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng (xây dựng từ năm 3100 TCN đến 2400 TCN) với nhiều khối đá khổng lồ được sắp xếp với nhau (khối nặng nhất tới 25 tấn, với chiều cao 9 m).

Có 2 loại đá được dùng để xây dựng là gần 100 khối đá xanh (dolomite) sắp theo hình móng ngựa bên trong, vòng tròn bao bọc bên ngoài là các khối sa thạch (sarsen) lớn hơn mà bí ẩn về phương pháp di chuyển của người cổ đại vẫn là bí ẩn lớn.

Khai quật Stonehenge, giới khoa học phát hiện xương người và nhiều thứ bất ngờ khác - Ảnh 1.

Công trình cự thạch Stonehenge. Ảnh: Smithsonian

Một cuộc khai quật bên dưới lớp đất đá của Stonehenge vào tháng 4 năm 2008 đã tiết lộ một bí ẩn đầy kinh ngạc với các nhà khảo cổ Anh, sau đó ngày 27/9, họ đã công bố phát hiện của mình trong bộ phim tài liệu do truyền hình BBC Smithsonian Channel hợp tác.

Xem video:

Điều gì ẩn bên dưới Stonehenge. Nguồn: BBC

Trước khi bộ phim tài liệu khoa học này được công chiếu, một cuộc họp báo ngày 22/9 ở Hội Khảo cổ London, các nhà khảo cổ thuộc Đại học Bournemouth tiết lộ nhiều kết quả nghiên cứu về chức năng của Stonehenge.

Lý giải bí ẩn về việc công trình Stonehenge được xây dựng

Theo đó, nhiều bằng chứng khảo cổ đã cho thấy Stonehenge chính là một "điểm hành hương chữa bệnh" hay "Trung tâm chữa bệnh" cổ đại thu hút người bệnh tật khắp châu Âu thời Đồ đá mới.

Khai quật Stonehenge, giới khoa học phát hiện xương người và nhiều thứ bất ngờ khác - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu sử dụng từ kế và radar để nghiên cứu bên dưới Stonehenge. Ảnh: Smithsonian

Loại đá xanh được dùng để xây dựng nên công trình này được người tiền sử tin rằng có thể chữa lành mọi bệnh tật như một loại "đá thần" nên được người thời đó tôn sùng và xem như nơi linh thiêng có thể chữa bệnh của họ.

Cũng chính vì lý do này mà giờ đây, Stonehenge trông như đống tàn tích không còn giữ nguyên cấu trúc ban đầu của nó vì nhiều người đã lấy cắp các khối đá xanh vì tin rằng nó có năng lực chữa bệnh đặc biệt.

Những bằng chứng khảo cổ...

Cuộc khai quật là nỗ lực hợp tác trong 4 năm trong một dự án mang tên Stonehenge Hidden Landscapes Project giữa nhóm khoa học Anh và Viện Ludwig Boltzmann về Khảo cổ học Thực tế và Sự khảo sát Khảo Cổ (Archaeological Prospection and Virtual Archaeology), Úc.

Nhà địa vật lý Wolfgang Neubauer của Viện Boltzmann (Áo) đã sử dụng từ kế và radar có khả năng thâm nhập lớp đất sâu (ground-penetrating radars) để khám phá cấu trúc cũng như những vật thể bên dưới rồi tạo nên mô hình 3D sống động.

Chủ tịch Hội Khảo cổ London, chuyên gia dẫn đầu nhóm nghiên cứu có tên Geoffrey Wainwright cho biết lý do cho kết luận của họ là các bằng chứng khảo cổ mà họ tìm thấy sau khi khai quật lớp đất đá bên dưới khu vực này trong khu vực rộng 26 km vuông.

Cụ thể hơn là những hài cốt được mai táng nhiều bất thường với các dấu hiệu bị bệnh nặng hoặc bị thương dưới khu vực Stonehenge mà trong đó có gần 1 nửa là thuộc về những người sống ngoài vùng Stonehenge.

Khai quật Stonehenge, giới khoa học phát hiện xương người và nhiều thứ bất ngờ khác - Ảnh 5.

Khu vực khảo sát rộng tới 26 km2. Ảnh: Smithsonian

Không những thế, bên cạnh các hài cốt này còn có các khối đá xanh nhỏ được chôn cất cùng như bùa hộ mệnh, bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn khai quật được 2 hộp sọ có dấu hiệu đã được phẫu thuật từ thời cổ xưa.

Một trong hai hộp sọ là 1 người đàn ông được đặt tên "Cung thủ Amesbury", bị thương ở sọ và đầu gối nặng và nghiên cứu sâu còn cho thấy ông ta tới từ rất xa (tận dãy Alps đến).

Khai quật Stonehenge, giới khoa học phát hiện xương người và nhiều thứ bất ngờ khác - Ảnh 6.

Nhiều khối đá xanh đã bị trộm đi do lòng tin về khả năng chữa bệnh của chúng. Ảnh: Smithsonian

Tim Darvill, một nhà khoa học ở Đại học Bournemouth cũng cho hay đây mới chỉ là các bằng chứng ban đầu và có thể Stonehenge còn được xây dựng với nhiều mục đích khác như là nơi tế lễ, khu lăng mộ, đài thiên văn hoặc là một cuốn lịch...

Bài viết được dịch từ các nguồn: Smithsonianmag, Natureworldnews, BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại