Kết thúc vài ngày về quê ăn Tết, tôi nhận ra 3 sự thật phũ phàng: Thực ra “Con nhà người ta” không hề “long lanh” như chúng ta vẫn hay tưởng tượng

Thiên Vy |

Về quê ăn Tết đôi khi không toàn là màu hồng, ngoài việc tận hưởng quãng thời gian ngắn ngủi ở bên người thân, có lẽ không ít người cũng dần dần phát hiện ra 3 chân tướng trần trụi này của cuộc sống.

Ai ai cũng vậy, kết thúc một năm cũ, ai cũng muốn được trở về với gia đình, cùng nhau trải qua một cái Tết đoàn viên ấm áp sau bao bận rộn, lo toan.

01 

Không có nhiều người hiểu được khó khăn của bạn như vậy đâu

Con gái nhà hàng xóm mới về quê ăn Tết với cha mẹ được 3 ngày, vì cãi nhau với người nhà nên đã xách va li chuẩn bị quay về thành phố.

Cô con gái năm nay 29 tuổi, làm việc cho một công ty tư nhân ở thành phố, tăng ca hay làm việc cả tuần dường như là chuyện vô cùng bình thường, thời gian ở nhà cũng không có được rảnh rang, khách hàng nhắn tin hỏi han gì đều phải lập tức trả lời. Vì muốn ký được một hợp đồng, tăng ca rồi ngủ luôn tại công ty cũng không phải chưa từng xảy ra.

Tôi cũng ở thành phố cùng cô ấy, có một lần tận mắt chứng kiến cô ấy vì đau dạ dày mà nôn ói, nôn ói xong, không kịp uống nước, lập tức phải trả lời tin nhắn của khách hàng.

Làm việc với cường độ cao như vậy suốt 1 năm trời, thứ cô ấy mong chờ nhất là vài ngày Tết về quê nghỉ ngơi, gặp gỡ người nhà.

Kết quả cha mẹ ở quê trong vòng vài ngày Tết ngắn ngủi sắp xếp cho cô ấy nhiều buổi gặp gỡ xem mặt đối tượng kết hôn, cô ấy không chịu đi, cha mẹ mắng nói cô ấy không hiểu tấm lòng của cha mẹ, đã ngần đấy tuổi rồi còn định như này đến bao giờ, sau cùng, không chịu được nữa, cô ấy xách va li về thành phố.

Tôi bỗng nhớ tới câu nói của Lỗ Tấn, "vui buồn của con người hoàn toàn không hề tương thông", đôi khi, ngay cả ba mẹ cũng vậy.

Bạn ở ngoài bươn chải, họ không hiểu được áp lực của bạn, cũng không tự hào vì bạn độc lập, thậm chí tìm đối tượng cho bạn cũng không phải vì nghĩ bạn ở ngoài vất vả, cần người chăm sóc, mà vì họ bị người khác nói nhiều quá, mất hết thể diện.

Thế gian này làm gì có cái gọi là đồng cảm thực sự, bản thân phải trải qua điều gì, chỉ có bản thân tự hiểu. Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ chỉ quan tâm tới bản thân và lợi ích của mình trước tiên.

Không có quá nhiều người hiểu được sự vất vả của bạn, người thân đôi khi cũng vậy, chứ chưa nói tới người ngoài.

Nhớ lại mồng 2 của 3,4 năm về trước, khi đó cả nhà nội đang ăn liên hoan, ăn tới nửa bữa phát hiện ra hết rượu, người chú gọi điện cho siêu thị nhỏ gần đó kêu họ ship rượu qua.

Bình thường chỉ khoảng nửa tiếng là sẽ nhận được rượu, nhưng hôm đó hơn 1 tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy ai, gọi điện cũng không ai bắt máy.

Mọi người đang có hứng, vậy mà lại hết rượu, bực mình, người chú đánh giá shipper một sao.

Nửa tiếng nữa trôi qua, rượu cuối cùng cũng tới, người chú bực mình mắng shipper: "Giờ mới đưa tới nơi, nhà tôi ăn cơm xong từ nãy giờ rồi."

Anh shipper mắt hơi đỏ, giải thích nói: "Những nhân viên khác đều về quê ăn Tết hết, còn có một mình tôi đi đưa hàng, đơn cũng nhiều nên hơi chậm trễ một chút. Vốn dĩ muốn đi nhanh một chút nhưng đi nửa đường thì bị ngã, bình rượu cũng bị rơi vỡ hết nên chỉ đành quay lại lấy, đưa muộn thế này, thật sự rất xin lỗi anh."

Lúc này mọi người mới chú ý tới khuôn mặt đỏ ửng vì lạnh của anh, không ai nói gì nữa.

Quay trở lại bữa ăn, cũng chỉ thản nhiên cảm thán "Tết nhất vẫn vất vả quá", rồi lại tiếp tục nói nói cười cười.

Không ai quan tâm anh ấy có bị thương nặng không, cũng chẳng ai cảm thấy có lỗi vì đánh giá anh nhân viên giao hàng một sao.

William Somerset Maugham từng nói:

"Mỗi người chúng ta trên thế giới này đều cô đơn, vì vậy, chúng ta chỉ có thể độc lập, một mình bước đi. Dù có ở cùng nhau nhưng tâm hồn không thể hoàn toàn đồng điệu, vừa không hiểu được người khác, vừa không được người khác cảm thông."

Cuộc sống chính là như vậy, không ai có thể đồng cảm hay hiểu bạn mọi lúc mọi nơi. Có những khoảnh khắc, những khoảng thời gian, chúng ta phải biết độc lập, khó khăn của bản thân, tự mình vượt qua, bị thương thì tự mình đắp thuốc. Đừng phàn nàn, cũng đừng khóc lóc, cũng đừng lúc nào cũng muốn người khác phải đứng ở lập trường của mình để hiểu cho mình."

Chúng ta phải học cách trở thành áo giáp của chính mình.

Kết thúc vài ngày về quê ăn Tết, tôi nhận ra 3 sự thật phũ phàng: Thực ra “Con nhà người ta” không hề “long lanh” như chúng ta vẫn hay tưởng tượng - Ảnh 1.

02 

Thực ra "Cái/Thằng XX nhà người ta" không hề "long lanh" như chúng ta vẫn hay tưởng tượng

Sống ở đời, khó tránh khỏi việc tị nạnh, so sánh.

Ai vừa mua được biệt thự, ai lại vừa đổi một chiếc xe ô tô mới, ai mới ngần này tuổi đã kiếm được ngần này tiền… Những người như vậy đều là "Cái/Thằng XX nhà người ta".

Một hôm, tôi tới nhà họ hàng chúc Tết, con gái của bác ấy là điển hình của "con nhà người ta" trong truyền thuyết, từ nhỏ học hành luôn đứng đầu, lên thành phố học đại học, sau khi ra trường được nhận vào tập đoàn nổi tiếng, hai mấy tuổi đầu nhưng đã sở hữu mức lương mà nhiều người ghen tị.

Cả nhà nói chuyện, đâu đâu cũng khen ngợi, rồi nói ngưỡng mộ chị ấy, nhưng chị ấy lại thở dài nói công việc của mình áp lực lắm.

"Thôi, một tháng chị kiếm được ngần đấy tiền thì còn áp lực gì nữa!", một cậu em họ nói.

Chị ấy không tức giận, vén tóc lên, phía dưới lớp tóc màu hạt dẻ là những chân tóc mới màu trắng…

Mới 27 tuổi, nhưng không nhuộm chắc tóc bạc cả đầu, thường xuyên mất ngủ, buổi đêm tỉnh tới mấy lần.

Những người ngưỡng mộ chị ấy, tuy không kiếm được nhiều tiền bằng, nhưng ngày chỉ cần làm đúng 8 tiếng, rảnh rỗi thì rủ bạn bè đi chơi bời, du lịch, cuộc sống đơn giản đúng nghĩa.

Có nhiều người lạc lõng trong sự so sánh, và cũng có nhiều người sống tỉnh táo trong sự giản dị.

Điều quan trọng nhất là sống tốt cuộc sống của chính mình, không cần phải so sánh một cách mù quáng và cũng chẳng cần phải ghen tị với cuộc sống của người khác.

Con nhà người ta kia chưa chắc đã có cuộc sống long lanh, dễ dàng như bạn nghĩ.

Bạn ghen tị xe sang của người khác, họ ghen tị cuộc sống nhàn nhã của bạn; bạn ghen tị người khác vòng vàng quần áo hiệu, người ta ghen tị sức khỏe của bạn…

Mọi người luôn thích so sánh mình với người khác để xem ai hơn mình và ai kém mình. Thực ra, thứ khiến bạn luôn sống trong khó khăn và thất bại, hoàn toàn không phải là hạnh phúc hay bất hạnh của người khác, mà là suy nghĩ của chính bạn.

Coi nhẹ mọi thứ, cuộc sống của chúng ta sẽ không mệt mỏi như vậy, không so sánh bản thân với người khác là bạn đã thắng rồi.

Có người nói rằng "xem nhẹ mọi thứ" là một cảnh giới sống, nhưng tôi nghĩ đó là tâm lý mà người trưởng thành cần phải có, nó giúp chúng ta tự điều chỉnh và ngừng so sánh bản thân, để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống.

Kết thúc vài ngày về quê ăn Tết, tôi nhận ra 3 sự thật phũ phàng: Thực ra “Con nhà người ta” không hề “long lanh” như chúng ta vẫn hay tưởng tượng - Ảnh 3.


03 

Thì ra, tất cả chúng ta đều trở thành một "người bình thường"

Tôi từng đọc được một câu nói như thế này:

"Con trẻ khóc lóc rồi lại cười, con người lớn chúng ta cười cười rồi lại khóc."

Mấy ngày Tết ở nhà, gặp lại người anh họ T. đã nhiều năm không gặp, tôi thấy tính tình anh ấy điềm đạm hơn rất nhiều kể từ khi lấy vợ, khác hẳn với dáng vẻ kiêu ngạo khi còn trẻ.

Trong lúc trò chuyện, tôi biết được chị dâu sinh đôi, trong phút chốc, bỗng như có hai gánh nặng vô hình đè lên vai hai vợ chồng.

Ở tuổi 33, anh vừa được thăng chức quản lý nhỏ của công ty, vốn muốn thay chiếc laptop cũ đã dùng nhiều năm của mình, nhưng chưa kịp nói với vợ thì anh nhận được tin nhắn của cô: "Con cần đi học lớp bổ trợ sớm, một tháng 3 triệu, phải chuyển khoản cho cô giáo 6 triệu."

Không đợi anh trả lời, chị nhắn thêm ngay một câu: "Chuyển khoản chậm nhất trong tuần này, tháng sau sẽ không có giá ưu đãi như này đâu."

Anh sờ vào chiếc máy tính trên tay, sống mũi chợt chua xót.

Ở tuổi 35, công ty tuyển dụng rất nhiều lớp nhân viên trẻ hơn, ai ai cũng năng nổ, có chuyên môn, anh họ T. ít nhiều cũng cảm nhận được nguy cơ nơi làm việc.

Sau khi tan sở, anh nhận được điện thoại của mẹ, nói rằng bố bị ngất xỉu ở nhà, vừa vào bệnh viện, cần nằm viện để theo dõi.

Thực ra anh họ cũng luôn trăn trở về việc lương thấp, nhưng anh lại không dám nghỉ việc, vì anh sâu sắc nhận ra rằng cha mẹ mình không còn khỏe như trước, có thể cần phải tiêu tiền bất cứ lúc nào, con cái lại đang tuổi ăn tuổi học, anh trở thành chỗ dựa vững chắc và là trụ cột của cả một gia đình.

Hồi nhỏ, ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành nhà khoa học, nhà du hành vũ trụ ... Sau này lớn lên, con cái đi học, một năm đủ các thể loại lễ tết cưới hỏi, cha mẹ già cần chăm sóc…

Khi phải cố gắng hết sức để gánh vác những trách nhiệm này, chúng ta chỉ có thể từ bỏ ước mơ của mình và lựa chọn thực tế.

Một nhà văn đã viết một câu chuyện về cha của mình.

Ước mơ của cha anh khi còn nhỏ là trở thành một nghệ sĩ dương cầm, nhưng sau rất nhiều cố gắng, ông vẫn chưa thành công.

Một ngày nọ, anh hỏi cha: "Sau khi từ bỏ ước mơ, ba có đau khổ và hối hận không?"

Người cha cười và nói:

"Ban đầu ba không muốn chấp nhận, nhưng sau cùng, ba chọn giảng hòa với nó. Ba đã cố gắng hết sức rồi, nhưng không thành công, vậy là ba đã có đủ tư cách để trở thành một người bình thường rồi."

Cha anh tiếp tục nói rằng cuộc sống của ông đã thay đổi rất nhiều sau khi chấp nhận rằng mình chỉ là một người bình thường.

"Dù không còn mơ đến cây đàn piano nhưng ba vẫn luôn cố gắng làm tốt công việc của mình, chăm sóc vợ con chu đáo, về thăm bố mẹ đều đặn như đồng hồ báo thức, năm nào cũng đưa cả nhà đi du lịch…"

Cuối cùng, ba anh đã nói một điều mà sau nhiều năm anh vẫn khắc cốt ghi tâm:

"Khi dũng cảm thừa nhận và chấp nhận sự bình thường của chính mình, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn rất nhiều."

Cuộc sống là quá trình không ngừng chấp nhận sự thật rằng bạn là một người bình thường.

Có người nói cuộc đời có ba lần thức tỉnh, lần đầu tiên là khi con nhận ra cha mẹ là người bình thường. Lần thứ hai, khi tôi nhận ra rằng mình là một người bình thường. Lần thứ ba, khi ta nhận ra con cái mình là những đứa trẻ bình thường.

Đời người không có nhiều cái gọi là "vươn lên nghịch cảnh" tới như vậy, suy cho cùng thì chúng ta cũng chỉ là những người bình thường mà thôi.

Vì vậy, dù hiện tại bạn có không thích cuộc sống của mình cho lắm, hãy cố gắng trân trọng nó và tất cả những thứ xung quanh nó.

Năm mới đã thực sự tới, mong bạn thuận buồm xuôi gió, vui vẻ mỗi ngày, mong bạn bắt đầu cho mình một khởi đầu mới, dùng cái tâm đi cảm nhận thế giới tươi đẹp này!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại