Sau chiến tranh Giáp Ngọ, các nước phương Tây nhìn thấy được sự suy yếu của nhà Thanh, bắt đầu tăng cường việc chia cắt Trung Quốc.
Triều đình nhà Thanh đang phải đối mặt với số tiền bồi thường chiến tranh vô cùng lớn, thêm một lần nữa gánh nặng đất nước đè nặng lên vai người dân.
Trước tình hình "Nước mất nhà tan" đang nguy cấp, những trí thức có nhận thức và nhạy cảm với cục diện đã nhận ra rằng: 30 năm tiến hành phong trào Tây hóa tuy đã có những hiệu quả rõ rệt, nhưng không thật sự làm Trung Quốc phát triển giàu mạnh lên, vì vậy họ đã bắt đầu đi tìm con đường "Cứu nước cứu dân" mới.
TÂM TƯ CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TỰ
Từ khi chiến tranh nha phiến xảy ra, sự xâm lược của các cường quốc phương Tây đã làm phá hủy mô hình kinh tế tự cung tự cấp của Trung Quốc. Về mặt khách quan điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Và căn cứ theo quy luật phát triển tự nhiên của xã hội, theo lẽ đó, giai cấp tư sản cũng từng bước từng bước lớn mạnh lên.
Sau khi tin tức về việc hiệp ước Mã Quan đã được kí kết truyền đến Bắc Kinh, Khang Hữu Vi và một số người khác đã khởi xướng "Công xa thượng thư", vận động cải cách và bắt đầu lập ra một số tờ báo, học hội và trường học ở khắp mọi nơi trên đất nước, vì cuộc cải cách mà tuyên truyền dư luận, bồi dưỡng nhân tài.
Từ đây, phong trào cải cách Duy Tân nổi dậy trên toàn Trung Quốc.
Hành động của phái Duy tân khiến vua Quang Tự có thêm một tia hy vọng. Nguyên nhân là bởi thứ nhất, vua Quang Tự đang trong độ tuổi sức dài vai rộng, khi đối mặt với cục diện nhà Thanh bị áp bức và lăng nhục, thực sự là không thể chịu đựng được, huống hồ bản thân lại là một Hoàng đế, lẽ đương nhiên Quang Tự sẽ muốn Đại Thanh có thể thay đổi cục diện này.
Thứ hai, ngoài mặt Từ Hy sớm đã trả lại quyền lực cho Quang Tự, nhưng những quyền hành lớn nhất thực chất vẫn nằm trong tay bà ta, Quang Tự chẳng qua chỉ là một vị Hoàng đế trên danh nghĩa, điều này đã làm Quang Tự vô cùng không phục, nhưng cũng chỉ oán hận mà không dám nói ra thành lời.
TẠI SAO TỪ HI MUỐN PHẾ TRUẤT VUA QUANG TỰ?
Vì những uất hận không nói lên lời, vua Quang Tự đã ban bố chiếu thư "Minh định quốc thị", bắt đầu mở ra cuộc cải cách Mậu Tuất.
Vậy nhưng, cũng vì sự phổ biến sâu rộng của của cải cách mà Từ Hy và phái Bảo thủ đã ra lệnh cho cuộc cải cách phải dừng lại khẩn cấp, vua Quang Tự không chỉ không thực hiện được nguyện vọng của bản thân mà còn bị giam lỏng và quản thúc.
Tuy nhiên, sự tình không chỉ đến vậy là xong. Mâu thuẫn giữa Từ Hy thái hậu và vua Quang Tự đã đến mức không thể cứu vãn được nữa. Đối mặt với người cháu trai không nghe lời, Từ Hy đã hạ quyết tâm phế truất ngôi vua của Quang Tự.
Về chuyện phế truất Quang Tự, Từ Hy không hề chỉ nói cho qua, đến cả người thay thế, bà cũng đã lựa chọn ổn thỏa và người "kế vị" mà Từ Hy chọn là Ái Tân Giác La Phổ Nghi.
Từ Hy phong cho Phổ Tuấn chức vị Đại A Ca, để người này nhập cung, đúng với vị trí của một người "dự bị".
Ái Tân Giác La Phổ Nghi thực chất không phải là người ngoài Hoàng tộc, cha của ông là Đoan quận vương Ái Tân Giác La Tái Y, mẹ của ông là con gái của em trai Từ Hy thái hậu – Hiệp Hách Na Lạp Quế Tường.
Ái Tân Giác La Phổ Nghi.
QUYẾT ĐỊNH PHẾ TRUẤT VUA QUANG TỰ BỊ PHẢN ĐỐI
Hành động phế truất ngôi vị Quang Tự của Từ Hy đã gặp phải sự phản đối của cả nhân dân trong nước và ngoài nước.
Nếu như nói nhân dân trong nước phản đối, Từ Hy sẽ tìm cách đàn áp, thế nhưng đến cả các nước phương Tây cũng phản đối, điều nãy đã làm cho Từ Hy vô cùng phẫn nộ.
Quốc nạn Canh Tý (sự kiện liên quân 8 nước phương Tây chiếm đóng Bắc kinh) xảy ra sau này phần lớn liên quan đến sự thay đổi thái độ của thái hậu Từ Hy đối với người phương Tây.
Có người nói rằng, Từ Hy đối đãi với người phương Tây theo thái độ "Khom lưng khuỵu gối" dường như là cầu được ước thấy.
Theo lý đó, người phương Tây không nên vì chuyện phế truất Hoàng đế của Từ Hy mà "chiến tranh lạnh" với bà, bởi vì thực ra nếu đổi cho bất cứ ai làm Hoàng đế, quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay Từ Hy và dù có không phế truất, Quang Tự cũng chỉ là một con rối, hai chuyện này thực chất không khác gì nhau.
Hơn nữa, vua Quang Tự lại ủng hộ cải cách, cứ như vậy, Đại Thanh rất có khả năng sẽ đi đến con đường phú cường, giàu mạnh, chuyện này đối với các nước phương Tây không hề có lợi.
Vua Quang Tự
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, thật không thể ngờ rằng các nước phương Tây lại ủng hộ vua Quang Tự! Thực chất, việc phương Tây ủng hộ Quang Tự, phản đối việc phế truất của Từ Hy là có nguyên do.
NGUYÊN NHÂN SÂU XA KHIẾN CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY CAN THIỆP VÀO VIỆC TỪ HI PHẾ TRUẤT VUA QUANG TỰ
Tuy rằng Từ Hy hết mực nịnh bợ và nghe lời, nhưng trong mắt của các nước phương Tây, vị thái hậu này là đại diện tiêu biểu của phái Bảo thủ.
Họ không chỉ vì nể tình Từ Hy là kẻ nắm quyền thống trị trong tay, biết nghe lời, mà còn hy vọng Đại Thanh có thể tiến triển cùng thời đại, có thể thông qua cải cách, mở cửa, thậm chí so với cuộc vận động Tây hóa năm đó còn sâu rộng hơn nữa.
Bằng cách này, mối liên hệ giữa các nước phương Tây và Đại Thanh ngày sẽ càng trở lên chặt chẽ và họ sẽ càng có thể bảo vệ được quyền lợi, không sợ bị xâm hại lợi ích tại Đại Thanh.
Và các nước phương Tây cho rằng vua Quang Tự suy cho cùng sẽ hoàn toàn có thể tiến hành cải cách, điều này đã chứng minh Quang Tự không phải là một con người cố chấp đến mù quáng. Chuyện này đối với các nước phương Tây là một chuyện rất đáng mừng.
Dù sao thì khi thông qua gần nửa thế kỉ xâm lược, các cường quốc phương Tây sớm đã nhìn thấu vương triều Đại Thanh, tuy rằng đây là một vương triều mục nát, nhưng để triệt để chia cắt hoặc thôn tính thì không thể!
Như vậy, các nước phương Tây chỉ có thể hy vọng vào việc cố gắng giữ gìn và duy trì "thị trường" ổn định to lớn này.
Liên quân 8 nước chiếm đóng Bắc Kinh.
Hơn nữa, sau khi vua Quang Tự bị phế truất, các nước phương Tây không mảy may biết gì về vị Hoàng đế sẽ kế vị tiếp theo.
Người này có thể bảo đảm lợi ích của các nước phương Tây ở Trung Quốc hay không, với họ đây vẫn là một ẩn số chưa xác định được.
Đối mặt với những áp lực trong nước và ngoài nước, Từ Hy thái hậu đã từ bỏ kế hoạch phế truất vua Quang Tự.
Nhưng cũng vì chuyện này, thái độ của Từ Hy đối với người phương Tây cũng đã có thay đổi lớn.
Dưới sự thăng tiến của phái bảo thủ, Từ Hy đã quyết định lợi dụng Nghĩa Hòa Đoàn đả kích sự kiêu ngạo ra mặt bấy lâu nay của các nước phương Tây, kết quả là đã làm nổ ra Quốc nạn Canh tý, 8 nước liên quân phương Tây đã dẫn quân tiến vào Bắc Kinh.