Tài chính của bất cứ ai cũng xoay quanh ba nguồn chi tiêu cơ bản: những thứ thiết yếu; nhu cầu giải trí, cái ta muốn có và đầu tư, tiết kiệm.
Những chi tiêu thiết yếu là những phí tổn không thể bỏ qua trong một mức sống nhất định, ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền điện nước, học phí, tiền bảo hiểm… Nhu cầu xa xỉ gồm những phí tổn như ăn ở ngoài, mua những đồ dùng mới… Câu hỏi cần đặt ra là: nên chia những nguồn chi tiêu này theo tỉ lệ thế nào? Và nguyên tắc 50/30/20 ra đời, giúp định hướng cách sử dụng tài chính của chúng ta.
Senator Elizabeth Warren đã phổ biến về nguyên tắc này trong cuốn sách quản lí tài chính của bà, nguyên tắc "50/30/20". Quy tắc ngón tay cái 50/30/20 chỉ rõ: 50% dành cho những cái cần, 30% dành cho những cái muốn, và 20% còn lại để tiết kiệm.
Theo nguyên tắc ngón tay cái 50/30/20:
50% thu nhập sau thuế danh cho các khoản thiết yếu. Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
30% thu nhập sau thuế cho những nhu cầu giải trí, xa xỉ, những thứ muốn có. Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm…Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.
Hình minh họa. Ảnh: Dreamtimes
20% thu nhập sau thuế để tiết kiệm và đầu tư dài hạn. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
Nhìn có vẻ dễ tuy nhiên đây gần như là thử thách với tất cả mọi người. Làm sao để biết đâu là cái ta cần và cái ta muốn? Không có một định nghĩa cụ thể nào về những thứ thiết yếu. Phụ thuộc vào mức thu nhập và môi trường sống mà thứ thiết yếu với người này có thể là điều xa xỉ với người khác.
Một số cách để phân biệt thứ bạn cần và thứ bạn muốn:
Hãy vui vẻ với những gì bản thân đang có
Nếu đang đọc bài báo này, bạn chắc chắn có đường truyền kết nối internet ổn định, thiết bị điện tử và chỗ ngồi khá thoải mái. Bạn đã có cuộc sống tốt hơn so với nhiều người khác. Vì vậy, khi cảm thấy bản thân không bằng người nọ người kia vì không có những thứ họ sở hữu, đừng quá tiêu cực và chán nản.
Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với bạn không được hưởng thụ cuộc sống, hãy vui chơi trong số tiền bản thân có.
Sức mạnh của việc tiết kiệm là bạn vẫn có thể sống tốt với số tiền trong tầm kiểm soát. Hãy nhớ, tiền bạc không phải thứ quyết định thái độ sống.
Đừng biến cái cần thành cái muốn
Một trong những vấn đề khiến ta nhầm lẫn giữa hai điều này là thi thoảng, cái ta cần làm phát sinh chi phí không cần thiết.
Ví dụ như: Nước là thứ thiết yếu phải có, nhưng để uống nước thì phải trang bị bình nước cá nhân, ống hút… Hay quần áo cũng là những thứ nhất định phải có, nhưng giá tiền thì đa dạng, bạn có thể bỏ ra cả đống tiền để mua chúng chỉ vì cái mác hàng hiệu.
Hình minh họa. Ảnh: Luxury Lifestyle
Suy nghĩ cẩn thận trước khi mua
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như: Tôi có nhất định phải mua thứ này không? Tôi có thể sống mà không có nó chứ? Tôi đã từng mua món đồ nào tương tự chưa?
Bằng cách tự hỏi như vậy, bạn sẽ bớt thời gian và tiên bạc vào những thứ không cần thiết.
Dành thời gian suy nghĩ
Nếu vẫn chưa chắc về quyết định của mình, hãy dành ra ít nhất 24 giờ để suy nghĩ, hay thậm chí là một tuần với những thứ có giá trị lớn.
Kiểm tra và cắt giảm các khoản đang chi tiêu
Có một sự thật là phần lớn những khoản chi tiêu của bạn đều là vì "muốn". Hãy liệt kê các khoản đó ra và lựa chọn xem nên cắt giảm mục nào bằng cách tự đặt các câu hỏi như trên.
Những chi phí để giải trí, phục vụ cuộc sống như: mua sắm, ăn uống, du lịch... nếu có thể loại bỏ thì hãy cố gắng giảm thiểu tối đa, những phí tổn hạng mục này càng ít thì càng đảm bảo cho tương lai ổn định của bạn.
Dành tiền cho những nhu cầu giải trí, xa xỉ là điều bình thường, như một phần thưởng cho bản thân sau thời gian dài cố gắng. Tuy nhiên, sẽ ổn hơn nếu chi tiêu trong tầm kiểm soát và có kế hoạch dài hạn, bạn không phải căng não suy nghĩ khi lỡ "vung tay quá trán" và sống tằn tiện qua ngày.