Hải ly tiết ra chất castoreum có mùi ngọt (và có thể ăn được) từ các túi gần hậu môn của chúng.
Hải ly tiết ra chất castoreum có mùi ngọt (và có thể ăn được) từ các túi gần hậu môn của chúng. Michelle Francl, nhà hóa học tại Đại học Bryn Mawr, Mỹ, chuyên gia nghiên cứu khoa học thực phẩm, cho biết: “Những chất này cực kỳ đắt tiền vì nó rất hiếm. Hương vani trong bánh quy của bạn chỉ là hương vani nhân tạo”.
Castoreum là một chất màu nâu vàng nằm ở phía mông của hải ly, nằm giữa xương chậu và gốc đuôi. Chất này tỏa ra mùi hương nồng nặc đến mức con người có thể dễ dàng phát hiện ra.
Roisin Campbell-Palmer, người đứng đầu bộ phận phục hồi tại Beaver Trust, một tổ chức bảo tồn hải ly có trụ sở tại Anh, nói: “Đó là một mùi rất đặc biệt, castoreum giống như xạ hương nhưng ngọt”.
Hương thơm ăn được và có tác dụng chữa bệnh
Mùi thơm mạnh mẽ này bắt nguồn từ các loại thực vật trong chế độ ăn của hải ly, như nhà sử học hương vị Nadia Berenstein đã viết vào năm 2018.
Con người đã sử dụng castoreum trong hơn 2.000 năm, chủ yếu để chữa các bệnh như đau đầu, đau tai, đau răng, sốt và bệnh gút. Nó cũng đã được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất nước hoa.
Vào đầu thế kỷ 20, castoreum bắt đầu xuất hiện trong một số thực phẩm để thêm hương vị vani-quả mâm xôi.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt kê castoreum là chất an toàn để ăn.
Hiện nay, chất này chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm thích hợp như rượu Thụy Điển. Thay vào đó, khoảng 99% vani trên thế giới đến từ các nguồn tổng hợp như vanillin, một chất thay thế rẻ hơn và ít tốn công hơn.
Theo Live Science